Thứ 6, Ngày 1 Tháng 11 Năm 2024
Bi kịch chiến tranh và khát vọng hòa bình
Ngày cập nhật: 13/11/2018 07:31:28 | Lượt xem: 3488.0 | |
Cách đây tròn 100 năm, ngày 11/11/1918, tại làng Rethondes (Pháp) các bên liên quan đã chính thức ký Hiệp định đình chiến, mở đầu cho việc kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Đây là cuộc chiến tranh có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới cận đại lúc bấy giờ. Cuộc chiến tranh này có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến.

Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên tham chiến còn sử dụng nhiều loại vũ khí tối tân, kể cả vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời thực hiện chính sách bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương.

Vì thế, không có một nước châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này,  mà tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của.

Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cả trước mắt và lâu dài cho các bên liên quan. Cuộc chiến đã làm trên 19 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy, trường học… bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla theo thời giá lúc bấy giờ.

Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, cuộc chiến tranh còn gây nên sự hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu, gây ra một thế hệ bị mất mát đau thương.

Những tưởng bi kịch của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất sẽ là bài học đắt giá cho các bên liên quan để qua đó kiến tạo một nền hòa bình bền vững cho nhân loại.

Thế nhưng, cũng chỉ có 21 năm sau, với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đứng đầu là phát xít Đức Hitler, thế giới lại lâm vào một cuộc chiến tranh đại quy mô, kéo dài suốt 6 năm một cách tàn khốc hơn, đẫm máu hơn bao giờ hết.

Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, phần lớn Đông Á và Đông Nam Á. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, tàn khốc nhất, hủy diệt nhất, man rợ nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất đã diễn ra ở châu Âu.

Chiến tranh Thế giới lần thứ hai cũng là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hủy diệt hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết, hàng trăm triệu người bị thương, bị tàn tật do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã. Đáng chú ý là trong số thương vong, có tới 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn.

Cuộc chiến cũng lại kết thúc tại châu Âu, khi phát xít Đức đầu hàng đồng minh, đứng đầu là Liên Xô vào ngày 8 tháng 5 năm 1945; và sau đó là hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki, chỉ trong chớp mắt đã giết chết hơn 200.000 thường dân, là phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Thảm khốc của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai gấp bội phần so với lần thứ nhất, lại càng gia tăng sự khát vọng hòa bình của nhân loại tiến bộ.

Song, sự khát vọng cháy bỏng đó vẫn đeo bám lấy loài người từ đó đến nay, khi mà các quốc gia, các dân tộc khắp năm châu, tuy không phải hứng chịu một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu như nó đã diễn ra, nhưng đều triền miên đối đầu  với hàng loạt các cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau xảy ra ở Triều Tiên , Việt Nam, Nam Tư (cũ), Vùng Vịnh, Iraq, Afghanistan, Nam Sudan, Somali… hay như ở Syria, Yemen, Lybia như hiện nay. Nó cũng tàn bạo, khốc liệt và gieo rắc sự đau thương, mất mát khi đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng mà chủ yếu vẫn là trẻ em, phụ nữ, người già vô tội, gây nên sự bất ổn đến kinh hoàng tại nhiều khu vực của các châu lục.

Có thể nói, suốt 100 năm trôi qua, kể từ khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc đến nay, nhân loại các châu lục phải luôn hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau, gây ra biết bao đau thương, mất mát cho con người; nó hủy hoại vô vàn những giá trị vật chất đã được tạo dựng nên suốt mấy ngàn năm qua bằng mồ hôi, xương máu của lớp lớp người lao động, trí thức…càng thôi thúc sự kiến tạo về một nền hòa bình bền vững.

Đúng như phát biểu với báo chí hồi cuối tháng 8-2018, khi Ban tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc công bố “Diễn đàn Paris về Hòa bình”, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron đã nêu rõ: “Diễn đàn Paris về Hòa bình lần thứ nhất vào ngày 11/11 sắp tới (bên lề các hoạt động kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất) sẽ là dịp để chúng ta suy nghĩ về phương thức tổ chức thế giới, để nhấn mạnh rõ ràng trách nhiệm tập thể của chính chúng ta, những người phải biết rõ hơn những thế hệ trước đây về điều gì khiến cho nhân loại phải khổ đau trong quá khứ và sẽ còn có thể gây ra mất mát cho nhân loại trong tương lai”.

Điều đó cho thấy, hòa bình và phát triển bền vững vẫn là một thách thức mang tính thời đại, là khát vọng lớn lao của nhân loại tiến bộ, và bài học đau thương về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cách đây tròn 100 năm vẫn còn nguyên giá trị của nó.

(Theo chinhphu.vn) Tuyết Minh

 


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Nguồn gốc và ý nghĩa “Ngày toàn dân PCCC 04/10”
Đà Nẵng: Tin lời người lạ trên Facebook tham gia đầu tư tiền ảo, bị lừa tiền tỷ
Quảng Ngãi: Khởi tố bị can về tội “Môi giới hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm 7601S, thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi
Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh Tây Ninh với công tác số hóa hồ sơ, tài liệu
Lào Cai quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đến cuối năm 2024 hoàn thành xây dựng 100% trụ sở Công an các xã
Sôi nổi Hội thi “Nét đẹp đoàn viên công đoàn”
Niềm vui chờ ngày đặc xá của nhiều phạm nhân tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam
“Đường dây nóng” – cầu nối thông tin giữa lực lượng Công an với nhân dân
Quảng Ngãi: Bắt tạm giam đối tượng dùng hung khí gây thương tích cho người khác và gây rối trật tự công cộng
Công an huyện Minh Long - Quảng Ngãi: Đảm bảo an ninh, trật tự Hội thi Thể thao dân tộc thiểu số huyện lần thứ II năm 2024
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
RƠ MAH HÙNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0020406660
Đang online: 506
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014