Thứ 6, Ngày 29 Tháng 3 Năm 2024
Hãy nhìn quá khứ bằng con mắt khách quan tập 2
Ngày cập nhật: 11/01/2019 09:25:27 | Lượt xem: 190.0 | |
Hơn hai mươi năm đó là thời kỳ đầy khó khăn, gian khổ của miền Bắc. Vừa lo xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam; đương đầu với chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ; dồn hết sức người, sức của cho chiến trường với mục tiêu tối thượng: Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước...

Xuyên tạc, bài bác mô hình Hợp tác xã và chế độ bao cấp trước đây

Cuộc đời con người ta, cũng như số phận mỗi quốc gia, dân tộc, lúc vinh hoa phú quý, lúc vận hạn bần hàn, lúc ăn ngập mặt, lúc đói tràn tháng năm. Dẫu trong hoàn cảnh nào người ta vẫn tìm cách thích nghi với nó để tồn tại và phát triển.

Cũng như đất nước ta bao lúc bần hàn khốn khó cơ cực trần ai, giặc đói năm 1945 cướp đi cả triệu người, vậy mà Cách mạng Tháng 8 chống chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền, tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên từ một dân tộc thuộc địa tới ngót trăm năm. Chỉ hơn một năm sau, Pháp gây hấn, lãnh tụ Hồ Chí Minh hiệu triệu toàn quốc kháng chiến.

Thế là cả nước xung trận với trăm ngàn gian khó, vậy mà vẫn tạo nên một Điện Biên lẫy lừng thế giới. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Chấm dứt chế độ thực dân. Pháp đi, Mỹ vào, lại thêm một cuộc kháng chiến chống xâm lược để cứu nước khốc liệt hơn, dai dẳng hơn tới hơn hai mươi năm sau mới giành được toàn thắng, quét sạch bóng quân xâm lược, thống nhất đất nước, non sông quy về một mối.

Hơn hai mươi năm đó là thời kỳ đầy khó khăn, gian khổ của miền Bắc. Vừa lo xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam; đương đầu với chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ; dồn hết sức người, sức của cho chiến trường với mục tiêu tối thượng: Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước. Phong trào tòng quân đánh giặc bừng bừng khí thế khắp nơi. Không ít gia đình có tới bốn, năm người con vào bộ đội, đi thanh niên xung phong.

Có thể nói sức trẻ “vét” hết. Từ loại A (A1, A2, A3) tới sức khỏe loại B (B1, B2, B3). Có thời kỳ tuyển quân tới một số thanh niên sức khỏe loại C. Làng quê, ruộng nương phó thác cho những người vợ tảo tần khuya sớm cùng các ông già, bà lão, trẻ nhỏ và một số ít thanh niên không đủ sức khỏe đi bộ đội, đi thanh niên xung phong. Vậy mà miền Bắc vẫn tồn tại, vẫn đâu vào đó, vẫn “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Bí quyết ở đâu? Chắc chắn là từ phong trào Hợp tác xã (HTX): HTX nông nghiệp, HTX làng nghề, HTX mua bán…

Tỷ như mô hình HTX nông nghiệp được chia thành nhiều đội. Tùy theo năng lực, sức khỏe từng người mà Ban Chủ nhiệm người ta bố trí vào các đội cho phù hợp như: Đội cày bừa, đội cấy, đội gặt, đội làm cỏ bón phân, đội chăn nuôi, đội thủy lợi… Tất cả đều quy ra công điểm. Tất cả mọi hoạt động như đi dân công đắp đê điều, đi xây dựng công trình thủy lợi, xây dựng trường học, trạm xá, nơi hội họp… đều được tính công điểm.

Có nghĩa là hạt lúa của HTX “cõng” mọi hoạt động xã hội. Vì thế mà người lính yên tâm ra chiến trường đánh giặc. Hậu phương đã có chính quyền, HTX lo liệu. Những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã có hỗ trợ từ quỹ của HTX.

Về phân phối xã hội, có thể nói nó là “hồn cốt” của thời kỳ bao cấp và kế hoạch hóa. Tỷ như trên lĩnh vực nông nghiệp: Lúa làm ra, ngoài tỷ lệ HTX phân phối cho lao động, phần còn lại là nộp thuế cho Nhà nước; thực phẩm làm ra đều phải bán cho Nhà nước theo giá quy định (gọi là giá mậu dịch). Tất cả mọi sản phẩm đều do Nhà nước phân phối hết sức công bằng.

Một cửa hàng thực phẩm thời bao cấp.

Ví dụ công nhân viên chức mỗi tháng được 13kg gạo; bộ đội tỷ lệ cao hơn nữa, cao nhất là lính xe tăng, không quân được 24kg, pháo binh và bộ binh 21kg. Các khoản thực phẩm: Mỗi người, mỗi tháng được cấp một phiếu thực phẩm, trong đó có chia thành nhiều ô (ô thịt, ô cá, đậu phụ, nước mắm, mỳ chính, đường…) chỉ mua theo định lượng ghi trong phiếu, muốn mua hơn không được.

Đó là chế độ tem phiếu. Đó là thời kỳ bao cấp. Tuy khó khăn, thiếu thốn mà vẫn vui bởi tuyệt đại đa số ai cũng như ai, chẳng có hiện tượng ăn chơi phè phỡn, khoe của như bây giờ. Tuyệt đại đa số là cần, kiệm, liêm, chính. Vài anh chủ nhiệm HTX trổ mòi tham ô “gà què ăn quẩn cối xay” là bị xử lý ngay.

Về sản xuất: Công, nông nghiệp, cho tới nghề thủ công đều nằm trong kế hoạch sản xuất, không phải tùy hứng, sản xuất tùm lum để rồi thừa ế. Rõ ràng mô hình kinh tế trên, thời đó là hợp lý, cớ sao không ít người trong cuộc, giờ đây lại chê bai, bài xích cho là ấu trĩ, lạc hậu.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng chế độ bao cấp chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nếu kéo dài triền miên sẽ là sai lầm. Vì vậy, năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết cực kỳ quan trọng với tinh thần: “Đổi mới tư duy, thực hiện dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội”. Xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp. Xây dựng mô hình kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, đưa đất nước phát triển không ngừng.

Xuyên tạc chính sách hòa hợp dân tộc của Nhà nước Việt Nam

Đây là một chính sách lớn, một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra từ lâu và yêu cầu các cơ quan, ban ngành từ Trung ương tới địa phương phải nghiêm túc thực hiện. Bây giờ mà vẫn có người nói về vấn đề hòa hợp dân tộc, nhưng lại xen vào từ hòa giải để trở thành cụm từ “hòa giải – hòa hợp” dân tộc nhằm đưa ra luận điệu rằng: “Việt Nam vẫn thuộc quốc gia chậm phát triển, đó là “lỗi” của Nhà nước Việt Nam không chịu hòa giải – hòa hợp dân tộc…”.

Quả là nhận thức mơ hồ! Bây giờ sao còn nhắc tới vấn đề “hòa giải” bởi, nó chỉ có ý nghĩa từ thời điểm ngày 30-4-1975 về trước, song, với chừng đó chiến lược tân kỳ nhất của Hoa Kỳ (chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh) nhằm chiến thắng “Việt cộng” thì làm gì có “đất” bàn về hòa giải. Và, nó chấm dứt từ giây phút Đại tướng Dương Văn Minh – Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng Quân Giải phóng vô điều kiện.

Về vấn đề hòa hợp dân tộc, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện từ khuya rồi, vậy mà vẫn có một số người xuyên tạc rằng “Việt Nam phân biệt đối xử với cộng đồng người Việt hải ngoại; Việt Nam vẫn thực hiện tập trung cải tạo người của chế độ cũ là không hòa hợp dân tộc”. Ô hay! Sao lại nhìn sự việc võ đoán như vậy? Đây là hai sự việc của một vấn đề. Chính sách của Nhà nước Việt Nam đã quá rõ ràng, công khai minh bạch, coi người Việt ở nước ngoài dù ra đi bằng hình thức nào, cũng là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Mấy chục năm qua đã có hàng triệu lượt người Việt trở về thăm quê hương, đất nước. Bao nhiêu cái “tết quê hương” do Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ trì đã nói lên điều đó. Điển hình trong số ấy có cả nhân vật “vang bóng một thời”, đã từng là Tư lệnh không quân của quân đội Sài Gòn, rồi trở thành Phó tổng thống “Việt Nam Cộng hòa” là ông Nguyễn Cao Kỳ cũng về tham dự.

Tuy nhiên, cũng cần nói rõ một điều, trong cộng đồng người Việt hải ngoại có một số ít người họ đã và đang  hoạt động chống Tổ quốc; họ là thành viên trong các tổ chức phản động trở về Việt Nam với rắp tâm hoạt động kích động gây rối, gây bạo loạn lật đổ chính quyền thì cớ sao lại cho họ nhập cảnh. Nếu do điều kiện nào đó họ đã có mặt tại Việt Nam, sẽ bị trục xuất ngay và có đủ chứng cứ phạm tội sẽ bị bắt truy tố trước pháp luật. Quốc gia nào cũng làm như vậy. Chẳng nhẽ đó là việc làm trái với chính sách hòa hợp dân tộc?

Tài liệu phản động, văn hóa phẩm có nội dung xấu xâm nhập vào Việt nam đã bị cơ quan Công an thu giữ.

Về tập trung giáo dục cải tạo: Như chúng ta đều biết, trước khi Sài Gòn thất thủ, cơ quan tuyên truyền chiến tranh tâm lý của địch đã tung tin bịa đặt tác động tư tưởng quần chúng rằng: “Nếu Việt cộng chiếm Sài Gòn, chiếm Nam Việt Nam, sẽ gây ra cảnh tắm máu”. Hàng vạn người tìm đường xuất cảnh là vậy. Tới khi chính quyền Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ, với hàng triệu người, vì cuộc sống mà họ phải làm việc cho bộ máy công quyền; thanh niên trai tráng phải vào lính, nếu không sẽ mắc tội chống quân dịch, sẽ bị phạt tù.

Trong số đó phải phân loại rõ ràng, tập trung vào thành phần hoạt động trong các tổ chức đàn áp phong trào cách mạng; các cơ quan mật vụ: tình báo, an ninh, cảnh sát đặc biệt, những quan chức, sĩ quan cấp cao đã từng biểu hiện thái độ thâm thù cộng sản, đàn áp những gia đình có liên quan với cách mạng. Những thành phần đó không nhiều, nhưng vẫn phải tập trung giáo dục cải tạo tư tưởng họ, đồng thời còn mang ý nghĩa bảo vệ họ, vì nếu để họ sống tự do ngoài xã hội, sẽ bị nhân dân miền Nam, đặc biệt những gia đình có người thân bị chính quyền Sài Gòn tàn sát, giết chóc, tra tấn dã man, người ta sẽ trả thù. Cảnh đổ máu làm sao tránh khỏi.

Tại nơi tập trung, họ có nơi ăn, chốn ở tử tế. Thời bao cấp, mọi sinh hoạt của trại viên không khác gì anh em quản giáo – cũng học tập, có thư viện đọc sách báo, đều vui chơi thể thao văn nghệ, tăng gia sản xuất góp phần cải thiện đời sống. Ở đó còn có cả phòng hạnh phúc cho các bà vợ ở xa đi thăm chồng nghỉ lại. Việc học tập, không phải chỉ có chính trị mà có cả học văn hóa, ngoại ngữ. Có người khi tới chỉ biết một ngoại ngữ, mà về biết thêm 2 ngoại ngữ nữa.

Hầu hết các trại viên đều được về với gia đình sớm tùy theo “lịch sử quá khứ” và thái độ tiếp thu học tập mà về trước, sau nhau chút đỉnh. Chỉ còn lại một số ít người thời gian kéo dài hơn, lại vào thời điểm nhiều tổ chức phản động trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại nổi lên đều công khai thái độ “phục quốc”, trở về “lật đổ chế độ cộng sản”.

Điển hình như: “Chí nguyện đoàn hải ngoại phục quốc Việt Nam”, sau này đổi tên thành “Lực lượng chí nguyện hải ngoại phục quốc”, do Võ Đại Tôn cầm đầu, xâm nhập về Việt Nam bị bắt sống và bị trục xuất khỏi Việt Nam, vì anh ta mang quốc tịch nước ngoài; một tổ chức thứ hai, đó là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” do Hoàng Cơ Minh, nguyên Phó đô đốc Hải quân của quân đội Sài Gòn cầm đầu, với danh xưng “Chủ tịch mặt trận”.

Đây là một tổ chức phản động với quy mô lớn nhất, hoạt động bài bản nhất, họ lập ra một tờ báo riêng, lấy tên là báo “Kháng chiến”, có đài phát thanh riêng, lấy tên là “Đài phát thanh kháng chiến”. Lực lượng An ninh xác định đài này có thật, được đặt tại vị trí tọa độ: X… Y… trên lãnh thổ của một nước trong khối ASEAN. Theo nội dung trên đài phát thanh, báo chí của họ và các nguồn thông tin khác ta thu thập được thì “lãnh tụ Hoàng Cơ Minh đã về chỉ huy trực tiếp tại một chiến khu bí mật trên lãnh thổ Việt Nam. Ở đó có binh hùng tướng mạnh.

Ngoài ra, còn có lực lượng bí mật nằm vùng, đó là các sĩ quan tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang nằm trong vùng kiểm soát của chế độ cộng sản, cùng những người đang bất mãn với chế độ cộng sản, họ sẵn sàng ra tay, hiệp lực với mặt trận, nên một ngày không xa chúng ta sẽ hoàn thành sứ mệnh phục quốc…”.

Sự thật thì sao? Báo chí, đài phát thanh là có. Song, không có “chiến khu” nào; không có “lãnh tụ” Hoàng Cơ Minh nào trên lãnh thổ Việt Nam, mà ông ta xâm nhập mới tới lãnh thổ Lào, đã bị quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Lào tiêu diệt. Vậy mà họ giấu nhẹm tin này tới cả chục năm sau. Lực lượng xâm nhập tiếp theo, đó là tổ chức phản động do Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy cầm đầu.

Đã có nhiều chuyến xâm nhập Việt Nam trót lọt. Chuyến cuối cùng, họ dùng tàu chở hàng trăm quân với nhiều vũ khí, đạn dược, khí tài liên lạc, tiền giả… Có cả Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Túy tham gia, xâm nhập vào Hòn đá bạc thuộc huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), lọt vào bẫy nằm trong kế hoạch phản gián của lực lượng An ninh có bí số CM12, tất cả đều bị bắt sống, đưa ra truy tố trước pháp luật.

Ngoài ra, còn nhiều tổ chức với nhiều danh xưng khác nữa, xin nêu thêm một tổ chức không kém phần nguy hiểm, đó là “Đảng nhân dân hành động” do Nguyễn Sĩ Bình, một kỹ sư điện tử, cư trú tại Mỹ cầm đầu. Lợi dụng chính sách “mở cửa” của ta, Bình đã trực tiếp và phái nhiều tốp tay chân về Việt Nam xây dựng lực lượng. Theo tài liệu ta thu được, có tới hàng trăm người nhẹ dạ, cả tin đã tham gia tổ chức này.

Với tinh thần cảnh giác cách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng với mưu trí của lực lượng Công an, tất cả các tổ chức phản động trên xâm nhập về Việt Nam đều bị phát hiện và xử lí kịp thời. Tình hình an ninh chính trị đất nước ổn định. Vì vậy, công tác tập trung giáo dục cải tạo kết thúc. Tất cả các trại viên đều về với gia đình. Bất kể ai nếu có nguyện vọng xuất cảnh khi có người thân ở nước ngoài bảo lãnh đều được đi. Cụm từ xuất cảnh theo diện “H.O” là vậy.

Vấn đề mà gần đây một số người cố tình xới lên, thực ra nó đã được giải tỏa từ mấy chục năm trước. Sự thể là như vậy.

(Theo cand.com.vn) Thái Dương


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Khởi tố nữ giám đốc mua bán "khống" hóa đơn trị giá 730 tỷ đồng
Tụ điểm mại dâm núp bóng nhà hàng thu lợi bất chính 10 tỷ đồng/tháng
Bắt giữ nhóm sử dụng ma túy, phát hiện hơn 10kg ma túy tổng hợp
Giả danh lãnh đạo Sở TT&TT tỉnh Cà mau để lừa đảo
Khởi tố bị can đối với Thạch Chanh Đa Ra
Báo động với tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên
Bị chiếm đoạt 12 tỷ đồng khi tham gia ứng dụng “Supply Helper”
Triệt phá đường dây buôn lậu dầu “khủng” theo hình thức tạm nhập tái xuất
Mang gần 17 chỉ vàng đi bán rồi hoang báo bị cướp
Nhóm đối tượng đưa gần 500 người xuất, nhập cảnh trái phép lĩnh án
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
ĐẶNG THỊ LAN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0014983631
Đang online: 169
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014