Thứ 6, Ngày 29 Tháng 3 Năm 2024
Suy giảm kinh tế ở Trung Quốc phủ bóng châu Á năm 2019
Ngày cập nhật: 17/01/2019 02:05:08 | Lượt xem: 210.0 | |
Trung Quốc sẽ một lần nữa định hình triển vọng kinh tế của châu Á vào năm 2019 khi nền kinh tế lớn nhất khu vực phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài, bao gồm căng thẳng thương mại với Mỹ.

Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm so với năm 2018, ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên khắp châu Á. Mọi con mắt đều đổ dồn vào phản ứng của Bắc Kinh.

Theo xu hướng toàn cầu, nền kinh tế khu vực có thể sẽ thấy tăng trưởng chậm hơn vào năm 2019, theo ước tính của các nhà kinh tế và chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư Nomura của Nhật Bản, một trong những thách thức chính mà châu Á phải đối mặt là sự chậm lại dự kiến của Trung Quốc, đặc biệt là trong nửa đầu năm nay. 

Năm 2018, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, với GDP tăng 6,8% trong quý đầu năm, 6,7% trong quý II và 6,5% trong quý III, khi chính phủ cắt giảm chi tiêu cơ sở hạ tầng để giảm nợ ở cấp địa phương.

Ting Lu, chuyên gia kinh tế của  Nomura, dự kiến tăng trưởng chậm hơn nhiều trong những tháng tới. Ông chỉ ra doanh số bán ô tô yếu là yếu tố kéo theo số liệu tiêu thụ. Ngoài các yếu tố trong nước, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. 

Dữ liệu cho thấy tăng thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã bắt đầu gây tổn thương, với Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất của chính phủ Trung Quốc cho thấy sự sụt giảm trong đơn hàng xuất khẩu trong vài tháng qua đến tháng 11-2018.

 Ngân hàng HSBC cho biết trong một báo cáo gần đây rằng sự leo thang của cuộc chiến thương mại có thể làm giảm 0,7 đến 0,8 điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2019. Theo khảo sát kinh tế mới nhất của Trung Quốc do Nikkei biên soạn, tăng trưởng kinh tế của nước này được dự báo sẽ chậm lại đến 6,2% vào năm 2019 từ 6,6% vào năm 2018.

Một sự chậm lại ở Trung Quốc sẽ có tác động gợn sóng trên khắp châu Á, vì đây là đối tác thương mại lớn đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin thị trường của khu vực. Hầu hết các nền kinh tế ở Đông Nam Á bắt đầu hạ nhiệt vào nửa cuối năm 2018 khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Đồng thời, sự tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ đang chậm lại trên toàn thế giới, điều này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các nhà xuất khẩu điện tử. Thống kê thương mại bán dẫn thế giới vào tháng 11 dự đoán thị trường chip nói chung sẽ chỉ tăng 2,6% trong năm 2019, so với 15,7% vào năm 2018, do nhu cầu về điện thoại thông minh yếu hơn. Sản lượng điện tử ở những nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có thể bị ảnh hưởng. Doanh số tại Largean Precision của Đài Loan, một trong những nhà sản xuất ống kính lớn nhất thế giới cho máy ảnh điện thoại thông minh, đã giảm gần 30% trong năm vào tháng 11.

Một yếu tố gây bất ổn khác ở châu Á vào năm 2019 là bầu cử và sự không chắc chắn chính trị có thể dẫn đến. Cuộc bầu cử lớn đầu tiên trong khu vực được lên kế hoạch vào ngày 24-2, khi các cử tri Thái Lan tham gia các cuộc bầu cử quốc hội sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong việc trở lại chế độ dân sự. "Ngay cả khi một cuộc tổng tuyển cử diễn ra suôn sẻ, sự không chắc chắn về chính trị vẫn có khả năng vẫn là lực cản đối với triển vọng của Thái Lan", theo báo cáo của Capital econom.

Indonesia sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4, và sẽ có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Philippines vào tháng tới. Ấn Độ cũng sẽ có một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5. Những “đám mây” trên đường chân trời chính trị đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực: Giám đốc Ngân hàng Trung ương Urjit Patel từ chức vào tháng 12 bởi những khác biệt chính sách với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi.

Một số nền kinh tế mới nổi có thể cần tiếp tục tăng lãi suất để giữ cho các nền kinh tế địa phương ổn định vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ gợi ý về việc tăng lãi suất nhiều hơn tại cuộc họp chính sách vào tháng 12. Việc thắt chặt của Fed có xu hướng kéo vốn trở lại Mỹ từ các thị trường mới nổi, và điều đó có thể hạ nhiệt tiêu dùng và đầu tư trong nước.

Một yếu tố tích cực sẽ là giá dầu thấp hơn. Vì nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng trong nước, giá dầu thấp hơn có thể giúp lạm phát vừa phải và tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

(Theo cand.com.vn) Kim Thu


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Khởi tố nữ giám đốc mua bán "khống" hóa đơn trị giá 730 tỷ đồng
Tụ điểm mại dâm núp bóng nhà hàng thu lợi bất chính 10 tỷ đồng/tháng
Bắt giữ nhóm sử dụng ma túy, phát hiện hơn 10kg ma túy tổng hợp
Giả danh lãnh đạo Sở TT&TT tỉnh Cà mau để lừa đảo
Khởi tố bị can đối với Thạch Chanh Đa Ra
Báo động với tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên
Bị chiếm đoạt 12 tỷ đồng khi tham gia ứng dụng “Supply Helper”
Triệt phá đường dây buôn lậu dầu “khủng” theo hình thức tạm nhập tái xuất
Mang gần 17 chỉ vàng đi bán rồi hoang báo bị cướp
Nhóm đối tượng đưa gần 500 người xuất, nhập cảnh trái phép lĩnh án
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
ĐẶNG THỊ LAN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0014989714
Đang online: 196
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014