Thứ 6, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024
Một phong cách “ngoại giao Macron”
Ngày cập nhật: 10/09/2019 02:43:11 | Lượt xem: 136.0 | |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tận dụng hội nghị thượng đỉnh 3 ngày của các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Biarritz do ông chủ trì để thể hiện với thế giới rằng, ông có tài ngoại giao vô cùng khéo léo và có thể trở thành “tấm gương” trong giới lãnh đạo hiện tại của châu Âu.

Những kỳ vọng trước thềm Hội nghị G7 diễn ra tại thành phố nghỉ mát ven biển Biarritz ở miền Nam nước Pháp rất khiêm tốn. Điều đó có nghĩa là việc các nhà lãnh đạo của nhóm G7 đơn giản chỉ cư xử với nhau với thái độ lịch sự bề ngoài khi diễn ra hội nghị đã có thể nói là một thành công. Nhưng cuối cùng, "điều quan trọng hơn hết là chúng ta đã hợp tác rất rốt", ông Trump tuyên bố tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị.

Thuật “dụ rắn”

Có thể thấy rõ, ấn tượng nhất là thuật "dụ rắn" của ông Macron đối với ông Trump trong vấn đề Iran. Quyết định bất ngờ của Tổng thống Macron khi mời Ngoại trưởng Iran tới Biarritz tham gia các cuộc hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh có thể dễ làm ông Trump nổi giận. Nhưng nhà lãnh đạo Pháp đã "rào trước đón sau" người đồng cấp Mỹ, cố gắng cập nhật tình hình với ông Trump mọi lúc có thể.

Ngày 25-8, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã được ông Macron mời tới hội nghị, một sự xuất hiện chưa từng có tiền lệ. Và những “bất ngờ” bắt đầu. Ngay trước sự xuất hiện của ông Zarif, ông Trump đã phủ nhận việc ông sẽ ủng hộ ông Macron đại diện cho G7 đàm phán với Iran. Tuy nhiên, đến sáng 26-8, ông Trump đã thay đổi và ủng hộ nước cờ ngoại giao bí mật của ông Macron. Ông cho biết, ông không chỉ biết ông Zarif đang tới mà ông còn ủy quyền cho ông Macron mời nhà ngoại giao Iran.

“Ông ấy đã hỏi tôi về điều đó. Tôi nói rằng, nếu ông muốn thì điều đó không có vấn đề gì. Tôi không cho rằng hành động đó là thiếu tôn trọng, đặc biệt khi ông ta đã hỏi xin ý kiến”, ông Trump nói. Tuy nhiên, khi ngồi cạnh ông Trump tại cuộc họp báo chung, ông Macron đã khéo léo đính chính các phát biểu của ông Trump và nói rằng ông làm vậy là vì nước Pháp, chứ không phải vì G7.

Hội nghị G7 tại Pháp năm nay nhiều cảm xúc khác lạ.

Có thể thấy rằng, Tổng thống Macron đã đạt được điều mà ông muốn trong nhiều tháng qua, khiến Tổng thống Mỹ xích lại gần cuộc đối thoại làm lắng dịu căng thẳng với Iran. Ông Macron còn tuyên bố rằng, vào một lúc nào đó sẽ diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Iran và Tổng thống Mỹ, điều này có thể diễn ra chỉ trong vài tuần tới.

Ông Trump đã dành cuối tuần qua khôi phục lại hình ảnh của ông với cộng đồng quốc tế, không phải hình ảnh một người cáu kỉnh như tại hội nghị G7 ở Quebec mà là một người vui vẻ. Kể cả khi Tổng thống Pháp Macron phá bỏ nghị trình của Hội nghị G7 với việc hủy tuyên bố chung, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn ở lại, mỉm cười và bắt tay với phía chủ nhà cho đến phút cuối. Ông Trump đã nói rằng không hề “có tranh cãi nào”, rằng “chúng ta đang rất hòa hợp” và có “sự đoàn kết”.

Ngoại giao Macron đã làm được điều tuyệt vời đó! Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng khen ngợi nước cờ ngoại giao khéo léo của ông Macron. Ông Johnson đã khen ngợi hết lời ông Macron tại bữa tiệc chiêu đãi tối 24-8 khi ông Macron thông báo với các nhà lãnh đạo về sự xuất hiện sắp tới của ông Zarif.

Ông Johnson nói: “Thật tuyệt vời. Ông đã làm rất tốt. Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Ông đã làm rất xuất sắc”. Cho dù sáng kiến của ông Macron có “sống sót” sau chuyến bay xuyên Đại Tây Dương về Mỹ của ông Trump hay không thì ông đã đặt ra tiêu chuẩn mới trong việc đối phó với vị Tổng thống Mỹ “khó nhằn” nhất trong lịch sử hiện đại.

Cần nỗ lực nhiều hơn để tạo sự thay đổi

Năng lực của ông Macron là không thể phủ nhận nhưng có lẽ nó chỉ có thể phát huy được tác dụng ở một mảng hẹp của thượng đỉnh lần này. Trước muôn vàn những khó khăn mà G7 đang gặp phải với những toan tính lợi ích trái ngược nhau, các vấn đề vẫn còn đang bế tắc.

Tại Biarritz, các thành viên G7 đã thất bại trong việc tìm kiếm giải pháp cho những hồ sơ toàn cầu nổi cộm như chủ nghĩa bảo hộ thương mại, chủ nghĩa đơn phương, an ninh mạng hay sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế số. Thảo luận về các vấn đề nóng như thương chiến Mỹ - Trung, biến đổi khí hậu, đưa Nga về lại G7 hay xung khắc Mỹ - Iran đều cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa ông chủ Nhà Trắng và các nguyên thủ còn lại. Lúc này, G7 cần nhiều hơn một Macron nhiệt huyết và thiện chí.

G7 đã được thành lập để các nhà lãnh đạo có thể cùng nhau giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Lúc đầu, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1975 và hiện nay là tình trạng trì trệ do các vấn đề như chiến tranh thương mại gây ra. Tuy nhiên, sự khác biệt thực sự ngày nay là Mỹ - quốc gia từng đi đầu trong các nỗ lực đối phó với các thách thức toàn cầu - là nguyên nhân dẫn đến phần lớn tình trạng trì trệ này. Điều đó có khả năng khiến các nhà lãnh đạo khác trong nhóm G7 phối hợp đối phó với những “đêm trở gió” từ ông Trump.

Các nhà lãnh đạo khác, bao gồm cả Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, người được coi là thân thiện với ông Trump, đã cảnh báo về chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Và Thủ tướng Anh Johnson cho rằng Mỹ nên giảm bớt các rào cản thương mại. Có lẽ, hai nhà lãnh đạo Conte và Johnson đã nhẫn nhịn ông Trump tại hội nghị G7 cuối tuần qua.

Mặc dù ca ngợi sự thống nhất tuyệt vời tại G7 năm nay, ông Trump chưa bao giờ là người hâm mộ việc phối hợp hành động - dù là đa phương thông qua Liên Hiệp Quốc hay bên trong nội bộ của mình. Nhưng các nhà lãnh đạo khác của G7 có thể đã tìm cách khiến ông Trump làm điều gì đó khác thường - phối hợp với họ trong các vấn đề như lập trường của Mỹ đối với Trung Quốc và Iran.

(Theo cand.com.vn) Hà Phương


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Đảm bảo an ninh, an toàn Hội thi tuyên truyền lưu động
Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong tình hình mới
Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ làm việc với Học viện An ninh nhân dân
Chỉ đạo điều hành nổi bật của Bộ Công an trong tuần từ ngày 15/4 – 20/4/2024
Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư pháp Trung Quốc
Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Cuba
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ
Thứ trưởng Lương Tam Quang kiểm tra công tác, chủ trì phiên họp Tiểu ban an ninh, trật tự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Tổ chức Giải bóng đá kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng tham mưu Công an nhân dân
Ban Chỉ đạo, Tổ Biên soạn xây dựng Chiến lược an ninh phi truyền thống họp phiên thứ nhất
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0015497342
Đang online: 242
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014