Thứ 7, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024
Thanh tra Công an nhân dân khắc ghi lời dạy của Hồ Chủ tịch
Ngày cập nhật: 19/05/2020 05:00:16 | Lượt xem: 606.0 | |
Hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch (19/5/1890-19/5/2020); 53 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Công an nhân dân (28/5/1967-28/5/2020), nhìn lại chặng đường xây dựng, phấn đấu, trưởng thành, lực lượng Thanh tra Công an nhân dân luôn khắc ghi lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác Thanh tra. 

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác thanh tra trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt, khai sinh ra ngành Thanh tra Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, công tác thanh tra đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Người. 


Tại các Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc các năm 1957, 1960, 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giành thời gian đến phát biểu huấn thị; trong các lời huấn thị đó đã thể hiện một cách nhìn nhận sâu sắc về bản chất và ý nghĩa của công tác thanh tra.
 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra toàn miền Bắc 1961. Ảnh: IT

 

Tại Hội nghị cán bộ Thanh tra toàn miền Bắc năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta giải quyết nhanh, tốt chừng nào thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ cũng được củng cố tốt hơn”.  Có thể thấy, Huấn thị đã chỉ rõ 2 nguyên nhân của khiếu nại.


Nguyên nhân thứ nhất là do oan ức mà khiếu nại, vì vậy, người cán bộ Thanh tra phải biết thông cảm, chia sẻ với người dân, lắng nghe ý kiến của người dân; biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khiếu nại để suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra phương pháp thanh tra sao cho thấu tình, đạt lý, không để tình trạng khiếu nại nhiều lần hoặc khiếu nại vượt cấp. 


Nguyên nhân thứ hai là do 'đồng bào chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại". Nguyên nhân này tuỳ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật của người khiếu nại; có thể do người khiếu nại chưa biết, chưa rõ, chưa hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước, do đó có trường hợp đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn khiếu nại hoặc không biết việc khiếu nại có đúng pháp luật hay không nhưng vẫn cứ khiếu nại; đó là thực trạng thường xảy ra trong quá trình giải quyết khiếu nại. Để hạn chế tình trạng này trước hết cần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân; đồng thời Nhà nước phải thường xuyên điều chỉnh chính sách kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra; đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến quyền lợi của người dân như việc thu hồi đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng...

 

Khiếu nại, tố cáo chỉ là một mặt của công tác thanh tra, nhiệm vụ của thanh tra còn phải thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, vì thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để chủ động phát hiện những mặt tồn tại, yếu kém để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp đồng thời phát hiện các mặt mạnh, mặt tích cực để tiếp tục phát huy; do đó Hồ Chủ tịch huấn thị “Nếu như Trung ương, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị đưa về các ngành, các địa phương, kết quả thế nào không có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm tốt, làm vừa, làm xấu; có làm hay không làm; trên không biết, địa phương nhiều khi tự mình cũng không biết; trên không thấu dưới, dưới không thấu trên. Thanh tra là để theo dõi xem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó các địa phương đã chấp hành như thế nào”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ nguyên tắc của thanh tra là phải “giải quyết nhanh, tốt”. Ý nghĩa của việc này, theo Người là để nhân dân thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân ngày một tốt hơn. “Nhanh” là biểu hiện sự kịp thời; “tốt” là chỉ hiệu quả, chất lượng của công tác thanh tra; “nhanh” nhưng phải “tốt”; “nhanh mà không tốt sẽ trở thành nhanh nhảu đoảng”. Huấn thị của Hồ Chủ tịch là tư tưởng chỉ đạo, đồng thời để giáo dục người cán bộ Thanh tra phải có tinh thần trách nhiệm cao, lương tâm nghề nghiệp trước Đảng, trước nhân dân, trước công việc được giao.


Cũng tại hội nghị cán bộ Thanh tra toàn miền Bắc năm 1957 về phương pháp thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: 


Một là, Thanh tra phải đến tận nơi, xem tận chỗ. Có thể nói đây là phương thức hoạt động đặc trưng của công tác thanh tra; nó đảm bảo tính khách quan, chân thực; tránh được bệnh quan liêu, bàn giấy; đánh giá, nhận xét, kết luận thiếu khách quan dẫn đến sai lầm; do đó Người nói “Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn biết rõ sự thật ở cơ quan, địa phương nào đó phải đến tận nơi nghe ngóng, tìm hiểu; phải chịu khó; quan liêu sẽ không làm được việc”.


Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Cố nhiên không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo mà phải đi tận nơi, xem tại chỗ” vì có như thế mới biết cán bộ và nhân viên tốt hay xấu, cũng như mới rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan và ưu điểm, khuyết điểm của các mệnh lệnh, nghị quyết. Người nhấn mạnh “muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không? Thi hành có đúng hay không? Muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện; chỉ có một cách khéo kiểm soát".


Hai là, Thanh tra phải cẩn thận, phải khách quan. Trong Huấn thị tại Hội nghị cán bộ Thanh tra toàn miền Bắc năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Thái độ của người cán bộ thanh tra là kiểm tra phải cẩn thận; nghe không được thiên lệch; nghe một bên. Nên nghe người này, nghe người kia, phải khách quan, chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của mình; phải cẩn thận, khách quan, điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng; chịu khó". Có thể nói thận trọng, khách quan là điều không thể thiếu của người cán bộ cách mạng. Trong công tác thanh tra suy đoán chủ quan sẽ tất yếu dẫn đến sai lầm; trước hết là thiệt thòi cho người dân, ảnh hưởng đến quyền tự do dân chủ của nhân dân, sau là mất uy tín của cán bộ thanh tra và cơ quan thanh tra; từ đó làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

 

Ba là, Thanh tra phải dùng cách thức phê bình và tự phê bình. Tại hội nghị cán bộ Thanh tra toàn miền Bắc năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói "Có cán bộ thanh tra còn rụt rè, nể nang; chưa dám thẳng thắn phê bình những cán bộ cao cấp của các cơ quan được kiểm tra. Sau khi thanh tra rồi thì buông trôi; không theo dõi các cơ quan được thanh tra có sửa chữa khuyết điểm hay không sửa chữa". Như vậy quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trên 3 vấn đề: Phải thẳng thắn đấu tranh với những biểu hiện sai trái; đấu tranh với mọi đối tượng, kể cả họ là cán bộ cao cấp; phải kiên trì đấu tranh để các cơ quan được thanh tra sửa chữa, khắc phục những tồn tại, khuyết điểm mà cơ quan thanh tra đã kết luận, kiến nghị; tuyệt đối không được buông trôi, thiếu sự theo dõi, giám sát làm giảm hiệu lực, hiệu quả thanh tra.


Ngày 28/5/1967, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn ký quyết định số 295/QĐ-BCA thành lập Thanh tra Bộ Công an đã nêu rõ nhiệm vụ của Thanh tra là “...kiểm tra CBCS Công an thi hành các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quyết định của Bộ trưởng; kiểm tra việc thực hiện dân chủ, đoàn kết nội bộ trong toàn ngành Công an. Thông qua công tác kiểm tra nghiên cứu, phát  hiện và đề xuất với Bộ trưởng những vấn đề cần phải giải quyết, nhằm  tăng cường sự  lãnh đạo tập trung, thống nhất; phát huy tinh thần làm chủ tập thể của CBCS; tăng cường đoàn kết nội bộ, nâng cao đạo đức cách mạng và trình độ nghiệp vụ cho CBCS  toàn ngành Công an”. Từ đó đến nay công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ công tác của lực lượng Công an luôn được Bộ quan tâm, duy trì thường xuyên. Về tổ chức, Bộ đã cho thành lập các phòng nghiệp vụ thanh tra, tại Thanh tra Công an các đơn vị địa phương đã hình thành các tổ, đội để thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra. Đặc biệt, thông qua công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần minh oan cho nhiều cán bộ, chiến sỹ Công an và nhân dân do bị tố cáo sai sự thật; kiến nghị xử lý nghiêm những CBCS thiếu tinh thần trách nhiệm xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của nhân dân. Cũng qua công tác thanh tra đã kiến nghị thu hồi nhiều tài sản có giá trị; chấn chỉnh các mặt công tác Công an góp phần phòng ngừa sai phạm, đồng thời đề xuất Bộ sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới nhiều văn bản trong lĩnh vực an ninh trật tự và xây dựng lực lượng CAND.


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác thanh tra CAND vẫn còn một số mặt cần nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả như: nâng cao chất lượng giải quyết đơn, tuyệt đối không để tình trạng khiếu - tố vượt cấp, kéo dài; công tác kiểm tra đôi khi còn dàn trải, chưa sâu; việc theo dõi kiến nghị sau thanh tra còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, lực lượng Thanh tra CAND cần tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra trong CBCS, phải giải quyết nhanh, kịp thời theo quy định của pháp luật; đảm chất lượng các cuộc thanh tra. Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Mỗi cuộc thanh tra đều có đặc thù riêng, do đó phải làm tốt công tác khảo sát, nắm tình hình về đối tượng, nội dung thanh tra; bám sát kế hoạch, phải khách quan, tỉ mỉ cẩn thận; phải dân chủ, phát huy vũ khí phê bình và tự phê bình… Bên cạnh đó, phải bám sát thực tiễn, tránh tình trạng đơn giản, tuỳ tiện. Sau mỗi cuộc thanh tra cần tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, bài học chung. Đồng thời, phải theo dõi đôn đốc triệt để việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra CAND.


Khắc ghi lời Bác dạy, Thanh tra CAND nói chung, Thanh tra Công an tỉnh Gia Lai nói riêng, không ngừng học tập, phấn đấu, từng bước kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đủ bản lĩnh chính trị, “vừa hồng vừa chuyên”; lấy lời dạy của Bác về công tác thanh tra làm kim chỉ nam cho việc rèn luyện đạo đức, tác phong, phẩm chất và năng lực công tác, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
 

Trần Ngọc Huy
 


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Công an nhân dân khắc ghi lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
Bác Hồ với Đảng và mùa Xuân Giáp Thìn 60 năm trước
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam
Học viện CSND đạt giải Nhất cuộc thi học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác để tốt hơn mỗi ngày
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG – GÓC NHÌN TỪ ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Đảng bộ Agribank: Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0015512553
Đang online: 256
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014