Thứ 2, Ngày 4 Tháng 12 Năm 2023
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra đời sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật: 17/11/2023 10:33:18 | Lượt xem: 1369 | |

Sau gần 15 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này, nhất là trước sự phát triển của hạ tầng giao thông, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng phương tiện giao thông và tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 tuy đã có quy định chính sách về quy hoạch đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, vận hành bảo trì, quản lý vận tải đường bộ nhưng chưa đầy đủ và cụ thể, như cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư, cơ chế về vốn, về bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng. Vận tải đường bộ vẫn là chủ đạo, hiện phải đảm nhận tỷ trọng lớn, không cân đối với các phương thức vận tải khác; chất lượng dịch vụ đã được nâng cao nhưng chưa đồng đều; hiệu quả kinh doanh chưa cao; công tác quản lý lái xe còn bất cập; thiếu cơ sở dữ liệu quản lý chặt chẽ người lái xe kinh doanh vận tải dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông tăng cao. Các loại hình kinh doanh vận tải chưa được phân định rõ ràng, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, quy định về điều kiện kinh doanh trong đó có các thiết bị quan trọng như giám sát hành trình, camera hành trình chưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả quản lý hạn chế. Chưa có quy định cụ thể trách nhiệm khác của đơn vị kinh doanh vận tải khi thực hiện không đúng các yêu cầu về kinh doanh và điều kiện kinh doanh dẫn đến tai nạn giao thông. Kinh doanh vận tải là kinh doanh có điều kiện nhưng Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định chưa rõ, chưa đủ cơ chế, chính sách để phát triển tương xứng với nhu cầu xã hội và phòng ngừa tai nạn giao thông. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau là: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội) và xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật), đây là hai lĩnh vực rất lớn và khác nhau nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một đạo luật dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, như: (1) Quy tắc giao thông còn chung chung, thiếu cụ thể, rõ ràng và sát thực tiễn; (2) Chưa có các chính sách, kế hoạch cụ thể về phát triển phương tiện để đảm bảo đồng bộ với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam; (3) Công tác quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe, quản lý giấy phép lái xe và người lái xe sau sát hạch đã bộc lộ nhiều sơ hở, bất cập, nhiều lái xe chưa đảm bảo yêu cầu về trình độ, kỹ năng, đạo đức lái xe. Sau khi được cấp giấy phép lái xe thì người lái xe gần như bị “bỏ ngỏ” không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi quá trình chấp hành pháp luật; (4) Chưa quy định cụ thể và đầy đủ về các biện pháp tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông; nhiều bất cập về tổ chức giao thông là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tuy đã được lực lượng Công an kiến nghị nhiều lần nhưng chậm được giải quyết; (5) Chưa quy định cụ thể, đầy đủ, rõ ràng về biện pháp, trách nhiệm giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cơ quan Công an, Y tế, Bảo hiểm, cơ quan khai thác, bảo trì đường bộ, đăng kiểm, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; (6) Chưa có chính sách cụ thể, rõ ràng về quản lý, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trung tâm chỉ huy, điều khiển giao thông và chưa xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác này; (7) Việc xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa rõ ràng, rành mạch dẫn đến chồng chéo khi tổ chức thực hiện. (8) Kỹ năng điều khiển phương tiện, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của nhiều người tham gia giao thông còn rất kém; vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và chống người thi hành công vụ diễn biến hết sức phức tạp; tình trạng ngang nhiên vi phạm, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông vẫn diễn ra phổ biến, văn hóa giao thông còn nhiều yếu kém. Các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ diễn biến phức tạp. Các vấn đề về an ninh như biểu tình trái pháp luật, tụ tập đông người trên đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong 09 tháng đầu năm 2023 đã xảy ra 229 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 153 người, bị thương 156 người, thiệt hại tài sản ước tính 3,14 tỷ đồng; qua điều tra bước đầu xác định vi phạm quy định về tốc độ 05 vụ; đi không đúng phần, làn đường 74 vụ; vượt xe, tránh xe không đảm bảo an toàn 13 vụ; chuyển hướng không đảm bảo an toàn 18 vụ; không chú ý quan sát 70 vụ; do người đi bộ 14 vụ,… trong đó liên quan đến sử dụng rượu bia 50 vụ. Qua công tác tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 76.406 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 70.359 trường hợp, tạm giữ 274 ô tô, 11.568 mô tô, 24.251 giấy tờ, tước 5.894 giấy phép lái xe. Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã phát hiện và đấu tranh với 33 vụ phạm tội về kinh tế, ma túy trên tuyến giao thông, tạm giữ 05 đối tượng, 05 giấy phép lái xe giả, 01 ô tô con, 16 xe mô tô, 01 khẩu súng, 13 viên đạn, 01 gói ma túy tổng hợp, 42g ma túy đá cùng đồ vật, dụng cụ để sử dụng ma túy, 0,2kg thuốc nổ cùng nhiều tang vật, phương tiện bàn giao lực lượng chức năng tiếp tục điều tra giải quyết. Nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông là do mạng lưới đường giao thông, các điều kiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức hoạt động giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là tại thành phố Pleiku còn hạn chế; hệ thống giao thông không an toàn do trộn lẫn vận tải nặng, vận tải hành khách và phương tiện giao thông cá nhân ở nhiều tuyến đường trung tâm của thành phố Pleiku như Lý Thái Tổ, Lê Đại Hành, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn... và một số huyện, thị xã. Hệ thống phương tiện giao thông công cộng chưa được chú trọng đầu tư trong khi phương tiện cá nhân ngày càng tăng. Công tác quản lý giao thông hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời cho sự phát triển. Vẫn còn một số người dân, lái xe, chủ phương tiện, chủ hàng vì lợi nhuận, chưa thực sự tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường bộ.

Thời gian tới, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, nhu cầu phát triển giao thông cả nước nói chung, trong đó có địa bàn tỉnh Gia Lai là rất lớn, đi liền với đó là yêu cầu quản lý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông luôn là vấn đề cấp thiết; công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đóng vai trò quan trọng, không thể tách rời trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng một hệ thống giao thông thuận lợi, an toàn không chỉ giúp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, doanh nghiệp mà còn tạo ra môi trường an toàn và tạo sự an tâm cho cộng đồng. Hệ thống giao thông an toàn đóng góp quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và con người diễn ra nhanh chóng giúp giảm thiểu thời gian, chi phí, từ đó tăng cường năng suất và hiệu quả sản xuất. Đồng thời, việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng thúc đẩy việc tăng cường liên kết vùng, liên kết giữa các khu vực và địa phương của tỉnh cũng như với các tỉnh khác và với Vương quốc Campuchia; mạng lưới giao thông thông suốt, an toàn làm cho việc di chuyển thuận lợi, khuyến khích đầu tư, sản xuất, tăng cường các hoạt động thương mại, hợp tác kinh tế - xã hội…

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan nêu trên, việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hết sức cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; các quy định của Luật được cụ thể và có tính khả thi; tạo ra một hành lang pháp lý để giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đặt ra trong tình hình hiện nay về trật tự, an toàn giao thông. Bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành đối với từng lĩnh vực cụ thể. Tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khắc phục những hạn chế, bất cập để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ hiện hành trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, phù hợp với xu thế phát triển phát luật của nước ta và thông lệ quốc tế; góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên tuyến giao thông. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để nâng cao hiệu quả, tăng cường tính công khai, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho Nhân dân./.

Trần Văn Cường

 


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)
Không bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với phương tiện giao thông cá nhân
Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy về an toàn giao thông cho giáo viên
Đức Cơ: Ngăn chặn ma túy xâm nhập buôn làng
Tuyên truyền pháp luật về giao thông cho giáo viên và học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh
Vì sao cần ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phát huy hiệu quả tuyên truyền trong công tác phòng cháy, chữa cháy
Xây dựng Nghị định quy định về quản lý kho vật chứng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình thực tiễn quản lý vật chứng
Thông tin một số nội dung liên quan dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Đổi tên thẻ căn cước không làm phát sinh thủ tục hay chi phí đổi thẻ với người dân
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
ĐẶNG NGUYỄN PHƯƠNG NGÂN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
SIU CHEO
Năm sinh:

Tội danh:
- Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
NGUYỄN VĂN NAM
Năm sinh:

Tội danh:
- Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
NINH DUY HÙNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Mua bán người
TRƯƠNG THANH BÌNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vận chuyển hàng cấm
NGUYỄN TƯ BÌNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vận chuyển hàng cấm
NGUYỄN VĂN BÌNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0012675238
Đang online: 164
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014