Chủ nhật , Ngày 5 Tháng 5 Năm 2024
Cảnh giác với “ma trận” lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Ngày cập nhật: 02/04/2024 09:07:06 | Lượt xem: 2221.0 | |
Theo thống kê, năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 204 trường hợp công dân đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh trình báo về việc bị đối tượng lợi dụng không gian mạng và công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền khoảng 84 tỷ đồng (tăng gần gấp hai lần so với năm 2022 - 84/46 tỷ đồng).

Hiện nay, với rất nhiều các tiện ích trên các nền tảng mạng xã hội, các chiêu trò lừa đảo tinh vi đang được các đối tượng “cải tiến” liên tục và ngày càng trở nên đa dạng, “đội lốt” dưới nhiều hình thức khác nhau, nếu không tỉnh táo cộng với một chút lòng tham thì rất dễ sa vào bẫy lừa đảo của các đối tượng.

 

Khi sử dụng các thiết bị có kết nối mạng internet, người dùng dễ dàng nhận thấy có rất nhiều tài khoản được gắn mác “được tài trợ” tự động “nhảy” vào trang cá nhân của bạn. Có thể kể ra vô vàn các trang mời gọi, hướng dẫn tham gia đầu tư tài chính, chứng khoán; trang cho vay; các nền tảng kết bạn hẹn hò, cung cấp dịch vụ “gái gọi”; các trang lấy danh công ty, doanh nghiệp, văn phòng luật sư chuyên lấy lại “tiền treo” trên các ứng dụng lừa đảo, thậm chí còn giả mạo các lực lượng phòng chống tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao của lực lượng Công an hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo lấy lại tiền… khi click vào các trang này bạn sẽ nhận được ngay tương tác, kết nối.

 

Một số trang được các đối được tạo lập việc kết nối tự động hoặc có “nhân viên” trực để tương tác ngay với bạn. Kể cả việc có nhu cầu kết bạn làm quen người khác giới hay trao đổi bất cứ lĩnh vực gì đi chăng nữa thì đoạn tiếp theo bạn sẽ được mời vào một nhóm kín trên nền tảng Telegram hoặc yêu cầu quét mã QR kết bạn Zalo (thực chất là cái bẫy để đối tượng xâm nhập vào thiết bị của người dùng)… Đến đây ý đồ lừa đảo của đối tượng bắt đầu bộc lộ, ban đầu đối tượng yêu cầu bạn tham gia đầu tư thu lợi nhuận cao, kéo baracat hay đơn giản chỉ chọn like (yêu thích) những bài viết, đoạn video của những người nổi tiếng trên mạng xã hội và chụp lại ảnh đã like gửi để xác nhận là đã nhận ngay tiền về tài khoản (thường mồi câu nhử này không quá 300.000đ đến 500.000đ) hoặc bạn chỉ cần chọn ngẫu nhiên các con số trong dãy số trên hệ thống được cài đặt sẵn của các ứng dụng, website mà đối tượng yêu cầu người tham gia cài đặt hoặc tải về thiết bị di động cá nhân.

 

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các hình thức lừa đảo, chúng tôi xin đi sâu vào từng loại hình phổ biến hiện nay như sau:

 

Thứ nhất, Sử dụng cuộc gọi VoIP (cuộc gọi thoại trên nền tảng internet) hoặc sim rác sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế (Roaming), giả danh cán bộ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện cho nạn nhân đe dọa có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, rửa tiền quốc tề… yêu cầu nạn nhân nộp tiền vào tài khoản của cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Tòa án (tài khoản rác do đối tượng cung cấp) để xác minh, kiểm tra, nếu xác minh không liên quan sẽ được trả lại. Đa số các nạn nhân “tự tin” mình không liên quan nên đã nộp tiền hoặc tất toán sổ tiết kiệm, thậm chí vay mượn để nộp với tâm lý mình trong sạch thì sẽ được trả lại và bị các đối tượng chiếm đoạt. Ngoài ra, nhiều trường hợp đối tượng còn yêu cầu bị hại tải các app (ứng dụng) có logo Bộ Công an về điện thoại di động của cá nhân - thực chất đây là các ứng dụng lừa đảo do đối tượng tạo ra để cài đặt và chiếm quyền truy cập vào thiết bị điện tử cá nhân sau đó thực hiện các hành vi chuyển tiền đi và chiếm đoạt từ tài khoản ngân hàng của bị hại.

 

Thứ hai, Thủ đoạn đăng thông báo tuyển cộng tác viên chốt đơn hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử ảo do các đối tượng lập ra, dẫn dụ nạn nhân nộp tiền và chiếm đoạt. Khi tham gia, “con mồi” được các đối tượng đưa vào một nhóm kín trên Telegram mà các thành viên trong nhóm này toàn là “chim mồi” của chúng. Trên nhóm này các đối tượng là “chim mồi” vô tư nhắn, trao đổi, khoe thành quả có được khi tham gia làm cộng tác viên chốt đơn với số tiền lên đến hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng chỉ với các thao tác “nhấp chuột” đơn giản, nhanh chóng, thậm chí các đối tượng là con mồi còn chụp cả ảnh tin nhắn báo biến động số dư từ ngân hàng để đưa lên nhóm (việc tạo ra tin nhắn này vô cùng đơn giản với công nghệ hiện nay) để làm cho “con mồi” yên tâm tham gia để thu lợi. Tin tưởng vào những người bạn chưa bao giờ biết mặt mũi, tên thật trên nhóm kín, nạn nhân đã sập bẫy các đối tượng khi ngày càng phải đóng các loại phí lớn theo yêu cầu của đối tượng khi số tiền được hưởng lợi trên ứng dụng tăng cao và bị các đối tượng chiếm đoạt.

 

Thứ ba, Kết bạn làm quen, hứa hẹn tặng quà có giá trị cao, hoặc nhờ nhận và giữ giúp ngoại tệ, trang sức có giá trị lớn, sau đó các đối tượng giả danh nhân viên hải quan, sân bay… yêu cầu đóng các loại phí và chiếm đoạt tiền của bị hại. Thủ đoạn này xuất hiện tại Gia Lai từ những năm 2016 đến nay, tuy không mới nhưng vẫn không ít nạn nhân dính bẫy. Thủ đoạn của đối tượng là kết bạn, làm quen với bị hại thông qua mạng xã hội, sau khi xem, nghiên cứu lịch sử cập nhật, tương tác của tài khoản nạn nhân, đối tượng hình thành nên “phong cách” để tiếp cận, làm quen, trò truyện, tâm sự với nạn nhân. Với những người có hoàn cảnh đơn thân hay “chán cơm thèm phở”, các đối tượng tỏ ra quan tâm, lịch sự hỏi thăm hàng ngày như hỏi thăm sức khỏe hàng ngày, chúc ngủ ngon mỗi tối, gửi lời chúc tốt đẹp mỗi buổi bình minh lên… Từ những câu chữ có phần “tây tây” thông qua Google dịch, các bà, các mẹ tưởng rằng đời mình đã tìm được đúng một phần còn thiếu và vô tư tâm sự cả những câu chuyện thâm sâu nhất. Từ đây các đối tượng biết cá đã bắt đầu cắn câu, với mác quân nhân đang ở vùng chiến sự, doanh nhân, tiến sỹ, bác sỹ có nhiều tiền, ngoại tệ đối tượng bắt đầu đặt vấn đề nhờ nạn nhân nhận giữ giúp cho một gói quà có chứa rất nhiều ngoại tệ, vàng… để sẽ sang Việt Nam sinh sống, đầu tư. Sau đó có đối tượng giả danh là nhân viên sân bay, nhân viên hải quan, thuế… chủ động liên hệ với nạn nhân cung cấp thông tin chính xác họ tên, địa chỉ của nạn nhân (thực chất được đối tượng kết bạn với nạn nhân cung cấp) và đưa ra thông tin nạn nhân có một gói quà, hàng có chứa rất nhiều ngoại tệ hoặc kim loại quý, nếu muốn nhận phải đóng các loại phí, thuế… Tin lời các đối tượng, nạn nhân đã không cảnh giác chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp và bị chiếm đoạt. Tại Gia Lai, có nạn nhân đã bị lừa nộp với số tiền hơn 18 tỷ đồng và bị các đối tượng chiếm đoạt.

 

Thứ tư, Chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là facebook và sử dụng công nghệ AI Deepfake gọi và nhắn tin trên messenger), giả lập các trang cá nhân Facebook, Zalo để giả là bạn bè, người thân nhắn tin mượn tiền và yêu cầu chuyển vào các tài khoản đối tượng đưa ra (đã phát hiện một số vụ đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng trùng tên với tên người hỏi mượn tiền làm cho bị hại tin là bạn bè, người thân). Hiện nay còn xuất hiện chiêu trò sau khi hack, mạo danh tài khoản thì yêu cầu hợp tác, chung vốn để làm dịch vụ thu đổi ngoại tệ kiếm lợi nhuận cao (tương ứng với loại tiền mà tài khoản bị hack, mạo danh của người đang sinh sống, làm việc tại nước sở tại) nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền lớn.

 

Thứ năm, Dụ dỗ cho vay tiêu dùng nhanh, thủ tục đơn giản thông qua các App lừa đảo, khi nạn nhân đồng ý vay đối tượng lập ra hợp đồng vay mượn, yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để làm thủ tục nhận tiền, yêu cầu đóng các loại phí và sẽ được nhận lại khi giải ngân. Tin tưởng, bị hại đóng các loại phí với tâm lý đã trót nộp tiền phải nộp thêm để được nhận tiền về (có trường hợp muốn vay 50 triệu nhưng phải đóng các loại phí do đối tượng đưa ra lên đến 500 triệu đồng và bị chiếm đoạt).

 

Thứ sáu, Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội các sàn giao dịch đầu tư tài chính thu lợi nhuận cao, nhanh chóng hay còn gọi là giao dịch nhị phân với hình thức dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tiền ảo, hàng hóa… thực chất là hành vi đánh bạc để dẫn dụ nạn nhân tham gia đặt tiền và đưa ra các chiêu thức chiếm đoạt. Cũng giống như hình thức chốt đơn hàng ảo, các đối tượng cũng đưa “con mồi” vào một nhóm kín trên Telegram mà các thành viên trong nhóm này toàn là “chim mồi” của chúng. Trên nhóm này các đối tượng là “chim mồi” cũng rất vô tư nhắn, trao đổi, khoe thành quả có được khi tham gia đầu tư với số tiền lên đến hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng chỉ với các thao tác “nhấp chuột” đơn giản, nhanh chóng. Các đối tượng là con mồi cũng chụp ảnh tin nhắn báo biến động số dư từ ngân hàng để đưa lên nhóm để làm cho “con mồi” yên tâm tham gia đầu tư. Cũng do tin tưởng vào những người bạn chưa bao giờ biết mặt mũi, tên thật trên nhóm kín, nạn nhân đã sập bẫy và bị các đối tượng lừa đảo.

 

Thứ bảy, Giả danh nhân viên các ngân hàng thương mại tư vấn mở thẻ tín dụng, nâng hạn mức tín dụng của thẻ hoặc hủy thẻ tín dụng nếu khách hàng không có nhu cầu sử dụng. Với thủ đoạn này đối tượng sau khi nắm được thông tin khách hàng mở tài khoản tín dụng trả sau ở một ngân hàng cụ thể (thông tin này đối tượng có được do mua bán, trao đổi, chiếm đoạt được dữ liệu của khách hàng) sẽ chủ động liên hệ qua điện thoại với chủ tài khoản, tự nhận mình là nhân viên của ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản và có khả năng thực hiện việc tăng hạn mức, gia hạn thẻ tín dụng hoặc hủy thẻ khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng. Khi khách hàng đồng ý theo tư vấn, đối tượng sẽ yêu cấu cung cấp ảnh chụp CCCD, ảnh chụp thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập, mật khẩu đăng nhập tài khoản thẻ… Khi có được các thông tin này đối tượng sẽ truy cập vào tài khoản ngân hàng của khách hàng thực hiện các thao tác chuyển tiền đến tài khoản khác để chiếm đoạt hoặc chuyển tiền thanh toán mua hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử. Khi hệ thống gửi mã xác thực OTP về số điện thoại của bị hại thì đối tượng yêu cầu cung cấp cho đối tượng để hoàn tất việc nâng hạn mức, gia hạn hoặc hủy thẻ nhưng thực chất để đối tượng hoàn tất việc chuyển tiền đi và chiếm đoạt.

 

Từ sau sự việc chủ thẻ tín dụng của ngân hàng Eximbank ở Quảng Ninh nợ 8,5 triệu đồng sau 11 năm lên 8,8 tỷ đồng thì có nhiều người có nhu cầu kiểm tra hoặc hủy thẻ tín dụng khi không có nhu cầu, lợi dụng việc này các đối tượng sẽ gia tăng hoạt động lừa đảo với thủ đoạn này. Vì vậy nếu có nhu cầu liên quan đến thẻ tín dụng của mình, người dân nên trực tiếp đến ngân hàng nơi mình đã mở thẻ, liên hệ trực tiếp với nhân viên ngân hàng để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý. Tuyệt đối không liên hệ, trao đổi và cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tài khoản cho các đối tượng không quen biết và chưa được xác thực danh tính.

 

Với sự phát triển mạnh mẽ và thay đổi hàng ngày của khoa học và công nghệ, mọi người dân khi sử dụng, tương tác trên không gian mạng, với các nền tảng mạng xã hội cần hết sức tỉnh táo, cẩn trọng với những thông tin mời gọi, quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội. Tự trang bị cho mình kỹ năng để sử dụng, tương tác trên không gian mạng một cách văn minh, có hiểu biết và tránh rơi vào bẫy lừa đảo được các đối tượng phát tán tràn lan trên các ứng dụng mạng xã hội./.

 

Đinh Văn Sơn


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Phát hiện 312 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Truy tìm bị hại và những người có liên quan đến vụ cưỡng đoạt tài sản tại huyện Chư Sê và Chư Prông
Khởi tố vụ án vô ý làm chết người
Bắt giữ 02 đối tượng gây mất an ninh, trật tự
Hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hưng Yên trong những ngày nghỉ lễ
Phá đường dây sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan
Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức cho thuê phương tiện vận chuyển
Công an tỉnh Lâm Đồng triệu tập, xử lý các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật
Khởi tố vụ án tai nạn giao thông tại đường tránh thị trấn Chư Sê
Triệt phá đường dây ghi số đề gần 500 triệu đồng mỗi ngày ở Đắk Lắk
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0015668026
Đang online: 174
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014