Thứ 6, Ngày 1 Tháng 11 Năm 2024 |
Ảnh minh họa
|
Thông tư áp dụng đối với các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo Thông tư, đối với các địa phương hải đảo, không có đơn vị hành chính cấp xã thì việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân (nếu có) với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định cơ cấu, thành phần của các tổ chức phụ trách bầu cử ở các địa phương mình quản lý.
Đối với đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì vẫn thành lập Ban bầu cử và Tổ bầu cử riêng; thành viên Ban bầu cử có thể tham gia làm thành viên Tổ bầu cử.
Về địa điểm bỏ phiếu, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương như: nhà văn hóa, hội trường, trường học,... và căn cứ mật độ phân bố dân cư ở khu vực bỏ phiếu, Tổ bầu cử lựa chọn địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Địa điểm bỏ phiếu phải được trang trí trang nghiêm, tiết kiệm; bố trí lối vào cho cử tri bỏ phiếu và lối ra cho cử tri sau khi đã bỏ phiếu xong; địa điểm bỏ phiếu phải bảo đảm an ninh, trật tự.
Việc chuẩn bị hòm phiếu, số lượng, kích cỡ hòm phiếu tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng địa phương theo hướng dẫn cụ thể của Ủy ban bầu cử cấp tỉnh. Hòm phiếu được đóng mới hoặc sử dụng hòm phiếu bầu cử hiện có. Hòm phiếu phải bảo đảm chắc chắn, trang trí sạch đẹp, phía mặt trước của hòm phiếu có dán hình Quốc huy, phía dưới có dòng chữ “HÒM PHIẾU”. Ngoài hòm phiếu chính, Tổ bầu cử phải chuẩn bị hòm phiếu phụ (hòm phiếu lưu động) và băng niêm phong hòm phiếu.
Về tài liệu liên quan đến công tác bầu cử, Tổ bầu cử phân công thành viên nhận các loại tài liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban bầu cử cùng cấp: Thẻ cử tri theo danh sách cử tri ở khu vực bỏ phiếu và phát cho cử tri trước ngày bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử; Nhận đủ số lượng phiếu bầu theo danh sách cử tri và số lượng phiếu bầu dự phòng; Con dấu của Tổ bầu cử và con dấu “Đã bỏ phiếu”; Các loại biên bản, biểu mẫu của Tổ bầu cử; Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu; Danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại khu vực bỏ phiếu...
Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn các công việc thực hiện trước ngày bầu cử, trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử; Công tác kiểm kê, kiểm tra và phân loại phiếu bầu; Kiểm đếm số phiếu bầu cho từng người ứng cử; Niêm phong và quản lý phiếu bầu sau khi kiểm phiếu; Chế độ thông tin, báo cáo; Các tình huống có thể phát sinh trước, trong và sau ngày bầu cử…
Theo Chinhphu.vn
Tags: |
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT |
THÔNG TIN CẢI CÁCH |
Tổng lượt truy cập: | 0020405828 |
Đang online: | 892 |
Đánh giá Website: |
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP | ||||
|
||||