Thứ 4, Ngày 24 Tháng 4 Năm 2024
Tục "ăn trâu" của người Jrai, Bahnar
Ngày cập nhật: 18/02/2021 08:40:36 | Lượt xem: 282.0 | |
Trước hết cần nói lại cho đúng là “ăn trâu”, “tế trâu”, “thui trâu” chứ không phải “đâm trâu” như nhiều người quen nói.

“Ăn trâu” là phong tục phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và một vài tỉnh miền Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Ở Tây Nguyên, tục này thường được tổ chức vào tháng ninh nơng (tháng quên, thường là một vài tháng sau Tết Nguyên đán của người Việt). Lý do của “ăn trâu” là tế các Yàng, thần nhân lập làng mới, làm nhà rông mới, mừng lúa mới, bỏ mả, mừng chiến thắng… với mục đích cầu mong các Yàng, thần phù hộ, che chở cho dân làng có được những mùa sau tốt đẹp hơn.

 

Nghi lễ “ăn trâu” thường diễn ra vào buổi sáng tại sân nhà rông. Người dân chuẩn bị 1 con trâu đực cường tráng, đẹp mã, được tắm sạch sẽ từ chiều hôm trước, già làng làm chủ tế, các dũng sĩ làm nhiệm vụ đâm chém, đội cồng chiêng, xoang và toàn thể dân làng.

 

Tối hôm trước, người ta làm lễ “khóc trâu”. Tôi được nghe mấy lần ở các làng Bahnar Kông Chro, Kbang. Và đây là lời khóc trâu của người Mơ Nâm (tỉnh Đak Nông): “Ta thương trâu đã mười năm nay/Ta chăn trâu vào đủ trăm ngày/Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối/Mời trâu ăn lá cây lần cuối/Trâu hãy kêu nghé ọ lần cuối/Người ta đã buộc trâu vào cọc rồi/Khách khứa mời ăn trâu đã đến đầy nhà/Chờ sáng mai họ sẽ vào ngày hội/Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi/Nhưng ta không thể giúp gì cho trâu được/…/Nơi vũng nước trâu giẫm vẫn còn/Chân trâu cào mặt đất còn dấu/Bãi cỏ nơi trâu ăn còn đó/Ngọn núi kia trâu đi với cái/Bụi tre kia trâu vỗ về nghé ngủ/Cây to kia trâu thường cọ gãi ngứa/Đôi mắt tròn trâu tìm đường đi/Dòng suối nơi trâu tắm vẫn còn/Ta gặp trâu đêm nay nữa thôi/…/Ta cho trâu uống rượu ống nứa/Trâu uống đi trước khi trâu chết/Ta tiếc thương trâu lắm trâu ơi/Thôi ta từ giã trâu ta từ đây…”.

 

Y như lời khóc người thân trong lễ pơ thi! Lời khóc chứng tỏ 2 điều: Đó là tính nhân văn sâu sắc. Đồng bào không muốn giết trâu nhưng trâu ra đi là làm nhiệm vụ thiêng liêng, đem lại bình yên no ấm cho cả cộng đồng; dân làng thương tiếc và biết ơn. Trâu đã hóa thân để sống cuộc sống khác.

 

Lễ “ăn trâu” ở làng Prăng (xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro). Ảnh: Văn Ngọc

Lễ “ăn trâu” ở làng Prăng (xã Đak Tpang, huyện Kông Chro). Ảnh: Văn Ngọc

 

Buổi sáng, sau lời khấn của già làng là “đội hình” nhanh chóng được thành lập. Vòng ngoài cùng là dân làng. Bên trong, đi đầu là cồng chiêng, tiếp theo là xoang (hoặc tách thành 2 vòng riêng biệt). Thứ đến là các dũng sĩ cầm lao, giáo, gươm. Và trung tâm là trâu. Trâu được cột bởi những sợi dây rừng được tết to bằng cổ tay, bền, đẹp, có thể dùng nhiều lần.

 

Tất cả làm thành những đường tròn đồng tâm, di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Âm thanh của cồng chiêng rộn rã, hùng tráng và thôi thúc những người trong cuộc và những ai đứng xem. Âm thanh cồng chiêng như có ma thuật đã thực sự kết nối tất cả mọi người trong một cảm xúc mạnh mẽ, hân hoan và nhu cầu dâng hiến.

 

Khoảng trên dưới 1 giờ thì tới cao trào. Tiếng cồng chiêng như vang to hơn, tiết tấu gấp gáp, thôi thúc hơn. Dũng sĩ cầm lao đâm mạnh mẽ, dứt khoát vào bên trái ngực trâu. Nếu trúng tim thì trâu gục ngay xuống. Nếu trật thì là công việc của những người còn lại trong đội hành quyết. Trời cao xanh chao nghiêng một vệt chớp sáng lòa.

 

Sau đó, người ta cắt đầu trâu đem vào nhà rông. Phần còn lại thui, xẻ, cắt để chế biến món ăn. Ai ăn cứ ăn. Ai uống cứ uống. Cuộc vui kéo dài mãi tới tối, thậm chí qua đêm tới sáng hôm sau. Ai không có mặt sẽ được chia phần. Những xâu thịt trâu đều nhau thể hiện triết lý và lẽ công bằng của cộng đồng.

 

Tục “ăn trâu” đã kết thúc mà dư âm của nó còn vang vọng mãi cho tới những mùa sau.

 

Cuối cùng là lưu ý khi những cuộc tranh luận về tục này còn đang có tính thời sự.

 

Một là, mỗi dân tộc có văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng. Không thể đem sự hiểu biết và cái nhìn đương đại của dân tộc này để so sánh, phán xét dân tộc khác. Ví dụ: con trâu với người Việt và nền văn minh lúa nước là công cụ lao động, là “đầu cơ nghiệp” thì với bà con Jrai, Bahnar là vật thiêng tế thần hoặc dùng để trao đổi hàng hóa.

 

Hai là, tôi đồng ý cao và như “thay lời kết luận” ý kiến của GS-TS. Ngô Đức Thịnh-nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia: “Theo tôi, không có bất cứ lễ hội nào là lễ hội “man rợ” cả. Bởi lễ hội xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng. Những lễ hội hiến tế với họ cũng mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, với mục đích tế thần để cầu mong may mắn, mùa màng bội thu. Chỉ có những người không hiểu gì về lễ hội hay những ý nghĩa của nó mới cho rằng đó là những lễ hội “man rợ”.

 

Những hình ảnh được coi là phản cảm man rợ hay đầy bạo lực đều xuất phát từ cảm nhận của những “người ngoài”, tức là những người chưa thực sự hiểu về ý nghĩa của từng lễ hội. Đúng là ở ngoài nhìn vào sẽ thấy những hình ảnh chém lợn, đâm trâu đáng sợ thật. Nhưng những người dân địa phương, những chủ thể văn hóa của các lễ hội này lại không thấy như thế”.

 

(Theo GLO) CHỬ ANH ĐÀO


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Mỹ lần thứ hai phóng tàu vũ trụ tư nhân chinh phục Mặt Trăng
AI và robot quân sự
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 1/2024
Chương trình Chống lao Quốc gia phấn đấu cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giảm nhanh dịch tễ bệnh lao
Lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng huấn luyện và chăm lo đời sống người dân
Trao giải cho 5 tập thể, 6 cá nhân dạy lái xe an toàn
Chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư
Xây dựng hệ thống Công đoàn vững mạnh toàn diện, hướng đến người lao động
Khơi thông mọi nguồn lực phát triển văn hóa, con người Việt Nam
Nguồn lực văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0015458742
Đang online: 270
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014