Thứ 5, Ngày 18 Tháng 4 Năm 2024
Âm vang Chiến thắng đường 7 - Sông Bờ năm xưa
Ngày cập nhật: 09/03/2021 05:13:15 | Lượt xem: 2966.0 | |

Chiến thắng huyền thoại đường 7 – Sông Bờ tháng 3/1975 luôn là niềm tự hào của Đảng bộ và mỗi người dân sinh sống trên địa bàn thị xã Ayun Pa và các huyện lân cận Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Đây là nơi đã diễn ra trận truy kích địch lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, do Sư đoàn 320 của ta làm chủ lực phối hợp bộ đội địa phương Gia Lai, Đăk Lăk đập tan cuộc rút quân tháo chạy khỏi Tây Nguyên của Quân đoàn II ngụy, khiến địch rơi vào thất bại thảm hại; đánh dấu giai đoạn kết thúc của Chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân năm 1975 – Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

* Bản hùng ca tháng Ba với chiến thắng huyền thoại đường 7 – Sông Bờ, giải phóng Cheo Reo – Phú Bổn (nay là thị xã Ayun Pa) trong chiến dịchTây Nguyên mùa xuân năm 1975.

 

Ngày 04/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên được mở màn,với thế trận hình thành vững chắc. Những ngày sau đó, cả Tây Nguyên tưng bừng trong không khí bộ đội ta giải phóng Buôn Ma Thuột. Đó là, từ 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, các mũi, các lực lượng, các thứ quân tiến công đồng loạt tiến vào thị xã Buôn Ma Thuột. Qua một ngày chiến đấu anh dũng, quyết liệt, quân ta đã chiếm lĩnh hết các mục tiêu của địch và một phần quan trọng của căn cứ sư đoàn 23 Ngụy. Bị thua tan tác, các con đường chiến lược nối Tây Nguyên với đồng bằng như quốc lộ14, 19, 7A đều bị quân ta cắt đứt, thị xã Pleiku và Kon Tum bị uy hiếp nghiêm trọng.

Trước tình thế đó, ngày 14/3/1975, bọn đầu sỏ ngụy quân, ngụy quyền từ Sài Gòn kéo ra Cam Ranh gặp Phạm Văn Phú – Tư lệnh Quân khu II, Quân đoàn II ngụy họp kín bàn kế hoạch đối phó, rút bỏ Pleiku và Kon Tum. Trong cơn hoảng loạn, Nguyễn Văn Thiệu vội vã chủ trương: Rút hẹp phòng tuyến, bỏ vùng rừng núi, co quân về giữ vùng đồng bằng ven biển, các đô thị lớn, các đầu mối giao thông quan trọng, chờ thời cơ sẽ phản công chiếm lại Tây Nguyên. Nguyễn Văn Thiệu quyết định: rút theo đường số 7 (quốc lộ 25 ngày nay). Theo lệnh y, kế hoạch này phải tuyệt đối giữ bí mật, không được thông báo cho các tỉnh trưởng, ai biết thì rút, ai không biết thì thôi.

Trên đường số 7, lực lượng địch rút chạy có 27 đầu mối đơn vị, gồm: 6 liên đoàn biệt động, 1 lữ đoàn kỵ binh bay, 3 thiết đoàn, 6 tiểu đoàn pháo (có 01 tiểu đoàn pháo 175mm), 1 tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 44, tiểu đoàn 28 công binh thuộc liên đoàn 21, liên đoàn 20 công binh, liên đoàn 56 truyền tin, 2 tiểu đoàn bảo an, sư đoàn 6 không quân, cơ quan quân đoàn II và toàn bộ lực lượng của 02 tỉnh Pleiku, Kon Tum, với hơn 15 ngàn tên địch thuộc Quân đoàn 2, Quân khu 2 ngụy dắt díu theo vợ con ồ ạt tháo chạy từ Buôn Ma Thuột, Kon Tum- Pleiku  hòng thoát xuống đồng bằng. Ngoài lực lượng từ Pleiku, Kon Tum chạy xuống, tại Cheo Reo – Phú Bổn lực lượng địch có: 3 tiểu đoàn bảo an, 6 đại đội lẻ, 2 đại đội cảnh sát dã chiến, 1 đại đội biệt kích, 1 chi đội thiết giáp, 1 pháo đội và lực lượng dân vệ…

Qua theo dõi tình hình, phán đoán được sự di chuyển của địch, 19h00’ tối ngày 16/3/1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên: “Địch đã rút chạy theo đường số 7, tổ chức truy kích ngay”. Bộ Tư lệnh chiến dịch nhanh chóng điều động Sư đoàn 320, Trung đoàn 95, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn pháo binh, toàn bộ lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích các huyện dọc đường số 7 của Nam Gia Lai và 2 huyện H2, H3 vào trận thần tốc truy kích, bao vây, tiêu diệt địch trên đường số 7 mà trọng tâm là Cheo Reo – Phú Bổn, nơi địch tập trung lực lượng rút chạy là chủ yếu, không cho địch tháo chạy về Duyên hải miền Trung.

Chấp hành lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, sư đoàn trưởng lệnh cho tiểu đoàn 9 cơ động ra chặn địch, cắt đường số 7 ở Nam Cheo Reo – Phú Bổn. Sau khi hành quân cơ động trong đêm, có bộ đội và du kích địa phương dẫn đường, dùng nứa khô và cả dép cao su đốt lên làm đuốc hành quân cắt rừng từ Đak Lak qua, nhanh chóng tới mặt đường số 7, chiếm lĩnh các núi cao bao vây khu vực Cheo Reo-Phú Bổn. Đến 05h30’, ngày 17/3/1975, đại đội 10, lực lượng đầu tiên của tiểu đoàn 9 đã ra đến mặt đường. 11h30’ cùng ngày, toàn bộ thế trận của tiểu đoàn đã được hình thành ở Nam Cheo Reo – Phú Bổn: Đại đội 9 chốt chặn ở Bôn Khăn, đại đội 10 khóa đuôi ở gần cầu Sông Bờ, Ban chỉ huy tiểu đoàn đóng ở phía Tây Bôn Khăn. Đồng thời, các đơn vị khác của sư 320 và các lực lượng khác của ta di chuyển áp sát Cheo Reo – Phú Bổn và tiến công tiêu diệt địch. Trong các ngày từ 17 đến 19-3, nhiều trận đánh ác liệt, dữ dội giữa Sư đoàn 320 của ta và quân địch đã diễn ra ở trại Ngô Quyền, Sân bay Phú Bổn, cầu sông Bờ, cầu Cây Sung, đèo Tô Na… . Quân và dân ta liên tục giành chiến thắng vang dội khiến kẻ thù khiếp vía. 18h30’ ngày 18/3/1975, ta làm chủ sân bay; 21h30’ ta làm chủ trại Ngô Quyền, Tòa Hành chính, Ty Cảnh sát Phú Bổn; 24h00 ngày 18/3/1975, hầu hết các mục tiêu của tiểu khu Phú Bổn bị tiêu diệt. Đến 12h00’ ngày 19/3/1975, các lực lượng của ta tiêu diệt toàn bộ 02 mũi rút chạy của địch và truy quét quân địch từ ngã ba Mỹ Thạch đến Đèo Tô Na và dọc theo đường 7. Cheo Reo – Phú Bổn hoàn toàn giải phóng. Ngày 24/3/1975, cuộc truy kích thần tốc của quân ta trên đường số 7 kết thúc thắng lợi. Bộ đội sư đoàn 320 cùng quân dân trong tỉnh, trực tiếp là quân dân huyện Ayunpa, Krôngpa đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn tàn quân ngụy tháo chạy từ Pleiku, bắt sống 8000 tên địch, thu và hủy 1.400 xe quân sự các loại.

Với chiến thắng này, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc, thế trận chiến lược của Mỹ-Ngụy ở miền Nam Việt Nam bị phá vỡ một địa bàn xung yếu; vùng ven biển miền Trung, Đông Nam bộ, Sài Gòn bị uy hiếp. Cùng với chiến thắng Tây Nguyên, cuộc chiến tranh cách mạng của quân và dân ta bước sang thời kỳ mới: từ tiến công có ý nghĩa chiến lược, phát triển lên thành tổng tiến công có ý nghĩa chiến lược trên toàn miền Nam, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử.

Và, với chiến thắng đường 7- sông Bờ, theo ghi nhận của ta (lẫn sự thừa nhận của địch) – đây là đòn quyết định làm kế hoạch rút lui chiến lược của Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2 Ngụy-Phạm Văn Phú bị phá sản hoàn toàn. Cầu sông Bờ và cầu Cây Sung trở thành nỗi khiếp sợ của địch. Cũng nơi đây đã xuất hiện gương chiến đấu anh dũng của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Vi Hợi, một mình bắn cháy 6 xe tăng địch, tiêu diệt 21 tên địch, góp phần viết nên bản anh hùng ca đường 7.

* Di tích lịch sử Chiến thắng đường 7 – Sông Bờ hôm nay

Sau ngày giải phóng đất nước, đường 7 được đổi tên thành quốc lộ 25, trở thành tuyến giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Di tích lịch sử Chiến thắng đường 7 – Sông Bờ nằm trên quốc lộ 25, là vùng tiếp giáp giữa phường Sông Bờ và xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa). Ngày 28/12/2001, địa điểm này cùng với Chiến thắng đường 7-sông Bờ đã được Bộ Văn hóa-Thông tin ra Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Theo biên bản quy định khu vực bảo vệ của di tích Chiến thắng đường 7 – sông Bờ do Bảo tàng tỉnh thực hiện ngày 11-8-1998, khu vực di tích có diện tích 15.396 m2, nằm ở phía Đông Nam cầu sông Bờ, phía Đông giáp buôn Hoang (xã Ia Sao), Tây giáp quốc lộ 25, Nam giáp quốc lộ 25, Bắc giáp sông Bờ. Đây được coi là địa chỉ đỏ về giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống đối với các thế hệ sau này.

Là người con Jrai, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, trên vùng đất Ayun Pa anh hùng, tôi có dịp được nhiều lần nghe ông bà, các cô, cậu, dì, người lớn tuổi trong gia đình, hàng xóm, là những người trực tiếp chứng kiến, trải qua những giây phút lịch sử trọng đại của quê hương, đất nước, kể về câu chuyện chiến đấu, đánh giặc kiên cường, anh dũng của quân và dân ta gắn với di tích lịch sử ngày ấy và bây giờ. Tôi được nhiều lần đi đến cầu sông Bờ ngắm nhìn và luôn trào dâng cảm xúc, niềm tự hào về di tích lịch sử oai hùng trên quê hương thân yêu, di tích Đường 7- Sông Bờ. 46 năm sau ngày giải phóng, vùng đất lịch sử năm xưa có nhiều đổi thay. Mỗi một ngày trôi qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng đất thung lũng hồng Ayun Pa là sự thay đổi nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, của cảnh quan di tích. Hai cây cầu đi vào lịch sử, là nơi Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Vi Hợi-người bắn quả B40 đầu tiên đánh sập cầu sông Bờ, chặn đứt đường rút lui của địch năm xưa, nay đã được xây mới kiên cố, vững chắc trước bao mùa nước lũ tràn qua. Quốc lộ 25 giờ đây như dải lụa mềm mải nối liền tuyến giao thông huyết mạch từ vùng đồng bằng Phú Yên của tỉnh Tuy Hòa lên thành phố Pleiku và các tỉnh lân cận. Dọc theo hai bên quốc lộ 25 là những con rẫy, cái nương, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, những cánh đồng thuốc lá và cả những lò gạch của bà con sinh sống gắn bó lâu đời nơi đây. Xen lẫn đó là những ngôi nhà sàn truyền thống của người Jrai, những mái nhà xây kiên cố với kiểu dáng hiện đại, sầm suất của một đô thị trẻ. Bên dòng sông Bờ, sông Ba, một cuộc sống mới, trù phú, báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ, ngập tràn sức sống mới, báo hiệu về cuộc sống thanh bình, no ấm, hạnh phúc của nhân dân nơi đây đang lan tỏa khắp trên vùng sông, núi, vùng đất di tích lịch sử hào hùng năm xưa./.

Nay Ly Hương

* Bài viết có tham khảo các tài liệu: 1. Lịch sử Đảng bộ thị xã Ayun Pa (1945 – 2015) của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia-Sự thật (in xong và nộp lưu chiểu tháng 8-2015); 2. Lịch sử Gia Lai từ nguồn gốc đến năm 1975 của Nhà xuất bản khoa học xã hội (in xong và nộp lưu chiểu tháng 11-2019) và một số tài liệu khác.


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Cảnh giác âm mưu kêu gọi ký tên “Đơn kiến nghị miễn trách nhiệm hình sự cho Nguyễn Thúy Hạnh”
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ
Công an tỉnh Lào Cai: Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giành chiến công mới trong năm 2024
Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023
Malaysia: Cách thức ưu tiên an ninh hàng hải
Năm 2023 là năm có nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Châu Âu siết chặt an ninh trước thềm năm mới 2024
Cần chính sách đặc thù phát triển ngành Khoa học và Công nghệ
Nông dân hiện đại phải có trách nhiệm với cộng đồng
Các cơ quan báo chí phát huy vai trò cầu nối, gắn kết Quốc hội với nhân dân
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0015366699
Đang online: 356
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014