Thứ 6, Ngày 1 Tháng 11 Năm 2024
Phá án tham nhũng giữa đại dịch COVID-19
Ngày cập nhật: 16/06/2021 09:40:05 | Lượt xem: 2788.0 | |
Việc "giữ giá", "thổi giá" đối với thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh đã xuất hiện từ lâu. Khi dịch bệnh COVID-19 đang trong giai đoạn "nước sôi lửa bỏng", cả thế giới loay hoay tìm cách xét nghiệm nhanh, chính xác và sản xuất vaccine để kiểm soát dịch thì loại tội phạm này nhân cơ hội đó bộc lộ.

LTS: Tháng 4/2020, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng phòng, chống tội phạm, trong đó lực lượng Cảnh sát kinh tế làm chủ công nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ thông đồng, nâng "khống" giá máy xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội). Dư luận cả nước rúng động khi Giám đốc CDC Hà Nội và các đối tượng liên quan bị khởi tố, bắt giam. Với sự tham mưu, đề xuất của Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định, thanh tra việc thực hiện mua sắm các gói thầu thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh phục vụ phòng, chống dịch. Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế giữa đại dịch đã góp phần giảm thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, đem lại nhiều lợi ích thiết thực với người dân, đặc biệt là người bệnh; cảnh tỉnh và ngăn ngừa nhiều tổ chức, cá nhân có ý định lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, làm ăn phi pháp.

 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu chủ trì một buổi họp án tại đơn vị.

 

Bài 1: Nhức nhối thực trạng “thổi giá” thiết bị y tế

 

Việc "giữ giá", "thổi giá" đối với thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh đã xuất hiện từ lâu. Khi dịch bệnh COVID-19 đang trong giai đoạn "nước sôi lửa bỏng", cả thế giới loay hoay tìm cách xét nghiệm nhanh, chính xác và sản xuất vaccine để kiểm soát dịch thì loại tội phạm này nhân cơ hội đó bộc lộ.

 

Để nhận diện tội phạm, đấu tranh làm rõ sai phạm khi mà hồ sơ đấu thầu và các quy trình rất "đầy đủ", lực lượng Cảnh sát kinh tế, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã phải làm việc trong điều kiện cả nước “chống dịch như chống giặc”; nguy cơ lây nhiễm cao; áp lực bởi tiến độ điều tra đòi hỏi nhanh, chính xác. Hơn nữa, họ điều tra, phá án trong điều kiện sức ép không nhỏ, khi nhiều đối tượng là những nhà quản lý, những bác sỹ giỏi, có chuyên môn, ảnh hưởng và quan hệ xã hội rộng rãi. Song, với tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm "xử lý một người để cứu nhiều người", CBCS các đơn vị chức năng Bộ Công an đã vững vàng, hoàn thành tốt yêu cầu đặt ra.

 

"Bóc mẽ" giá trị thực hệ thống xét nghiệm COVID-19

 

Vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại CDC Hà Nội đã được đưa ra xét xử nhưng dư âm của nó vẫn hiện hữu. Với thủ đoạn thông đồng, "thổi giá" của các đối tượng, hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR đã đội giá gấp nhiều lần. Theo Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thì đây chỉ là vụ án có tính chất mở đầu mà lực lượng Cảnh sát kinh tế điều tra khám phá, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và các đồng chí lãnh đạo Bộ. Đó cũng chính là việc làm thiết thực của lực lượng CAND thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

 

Bị can Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm trong vụ CDC Hà Nội.

 

Từ vụ án nêu trên, một "tảng băng chìm" về thực trạng nâng "khống" giá thiết bị y tế dần lộ diện... là một bài học cảnh tỉnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế về mua sắm, đấu thầu các thiết bị y tế trong điều kiện cần mua sắm ngay các thiết bị phục vụ phòng, chống dịch. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giữa lúc đại dịch diễn biến phức tạp cũng chính là thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội. Bởi khi giá thiết bị y tế tiệm cận với giá trị thực thì người dân sẽ được hưởng lợi. PV Báo CAND đã gặp gỡ những người trong cuộc, nghe trinh sát, điều tra viên trải lòng về chuyện phá án tham nhũng giữa đại dịch COVID-19.

 

Thời điểm ngày 22/4/2020, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 7 cán bộ gồm: Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội; Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng Giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech; Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông; Lê Xuân Tuấn, nhân viên Phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội.

 

Trước đó, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội thực hiện mua sắm một số hệ thống Realtime PCR tự động nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19. Do thời gian gấp nên việc mua sắm này được thực hiện theo phương thức chỉ định thầu. Lợi dụng tình trạng dịch bệnh, Nguyễn Nhật Cảm đã câu kết với Nguyễn Ngọc Nhất, Nguyễn Thanh Tuyền, Đào Thế Vinh thỏa thuận giá mua máy xét nghiệm cùng các vật tư khác trước khi thực hiện quy trình, thủ tục chỉ định thầu thông thường. Giám đốc CDC Hà Nội cũng câu kết với Nguyễn Trần Duy gian lận, hợp thức thủ tục thẩm định giá gói thầu theo đúng giá do CDC Hà Nội yêu cầu.

 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết, thủ đoạn của các đối tượng có sự móc nối của cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp, công ty thẩm định nhằm nâng "khống" giá thiết bị y tế để rút ruột ngân sách, chia nhau tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận trước. Trong đó, cơ sở y tế, khám chữa bệnh (chủ đầu tư) sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế (nhà thầu) được trúng gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế bằng cách cài điều kiện, cấu hình mang tính chất định hướng chỉ duy nhất 1 nhà thầu đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật, còn các nhà thầu khác sẽ bị loại ngay từ vòng "gửi xe". 

 

Việc "thổi giá" hệ thống Realtime PCR tự động được các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối sử dụng các công ty con hoặc các công ty mua bán hóa đơn mua bán lòng vòng với nhau trong thời gian ngắn. Như vụ án này, các đối tượng đã mua bán máy xét nghiệm lòng vòng qua 4 công ty trong chưa đến 2 ngày, nâng giá trị máy từ 2,3 tỷ đồng lên 7 tỷ đồng (cao gấp 3 lần giá trị thực của máy). Sau đó, Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành căn cứ đó đề xuất mức giá và CDC Hà Nội "nhắm mắt" mua vào. Đáng chú ý, các đối tượng đã bàn bạc, thống nhất chi 15% giá trị gói thầu để "lại quả" cho Nguyễn Nhật Cảm nếu thương vụ thành công.

 

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 26/5/2020 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất đưa vụ án tại CDC Hà Nội và các đơn vị liên quan vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ngoài gói thầu mua sắm máy xét nghiệm COVID-19 trên, từ năm 2019 đến tháng 3-2020, CDC Hà Nội còn thực hiện đấu thầu với 16 gói thầu mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao trị giá hơn 81 tỷ đồng. Cùng với đó là 2 gói thầu thiết kế, in ấn các tài liệu và phát sóng các nội dung tuyên truyền phòng, chống dịch trị giá hơn 1,9 tỷ đồng.

 

Trung tá Hồ Văn Hùng, Trưởng phòng 6, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết thêm, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện các hoạt động đấu thầu tại 18 gói thầu này có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng và đã quyết định tách những nội dung sai phạm tại 18 gói thầu này để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Để khám phá vụ án này, các trinh sát Phòng 6 đã phối hợp với điều tra viên Phòng 10 trực chiến 100% quân số, 13 ngày đêm ăn ngủ tại đơn vị, phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra, phám khá án.

 

Nâng "khống" giá robot phẫu thuật, hưởng lợi hàng chục tỷ đồng

 

Sau "phát súng mở màn" ở trên, ngày 25/9/2020, dư luận bàng hoàng khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an công bố sai phạm tại Bệnh viện Bạch Mai, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc bệnh viện; ông Nguyễn Ngọc Hiền, nguyên Phó Giám đốc bệnh viện và bà Trịnh Thị Thuận, Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính kế toán về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

 

Tiếp đó, khởi tố Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Công nghệ Y tế BMS; Ngô Thị Thu Huyền, Phó Giám đốc Công ty BMS; Trần Lê Hoàng, thẩm định viên Công ty Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và Lý Thị Ngọc Thủy (Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán, Bệnh viện Bạch Mai), Phạm Minh Dung, nguyên Tổng Giám đốc Công ty VFS về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

 

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng làm rõ hành vi của một số lãnh đạo, cán bộ BV Bạch Mai đã lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, vì động cơ cá nhân làm trái quy định của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế; chấp thuận cho Công ty BMS tham gia đề án, nâng giá thiết bị lên nhiều lần, đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh, gây bất bình trong dư luận xã hội.

 

Các bị can trong vụ nâng "khống" thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.

 

Theo đó, tháng 1/2017, đề án xã hội hóa được ký kết, Bệnh viện Bạch Mai trang bị hai loại robot phẫu thuật, trong đó robot Rosa có giá 39 tỷ đồng, robot Mako có giá 44 tỷ đồng. Thời điểm trên, Công ty BMS vẫn chưa nhập robot Rosa, song Công ty thẩm định giá VFS đã phát hành chứng thư trái với quy định của pháp luật để cấp "khống" chứng thư thẩm định 2 robot trên theo giá Tuấn đưa ra là 39 và 44 tỷ đồng (trong khi giá trị thực của robot Rosa chỉ 7,4 tỷ đồng, tức nâng "khống" gấp 5 lần).

 

Từ ngày 27/2/2017 đến tháng 5/2020, Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot Rosa thực hiện phẫu thuật sọ não cho 629 ca bệnh, thu hơn 22,5 tỷ đồng, đã thanh toán chi phí cho Công ty BMS liên quan 551 ca bệnh, tương đương 19,8 tỷ đồng. Bệnh viện được hưởng hơn 4,3 tỷ đồng.

 

Theo kết luận giám định, tiền phẫu thuật bằng robot Rosa là hơn 6,6 triệu đồng/ca nhưng Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS thu 36 triệu đồng/ca, trong đó hơn 23 triệu đồng/ca là để khấu hao robot phẫu thuật, hưởng chênh lệch tới hơn 16,5 triệu đồng/ca. Từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2020, bệnh viện Bạch Mai đã thanh toán cho Công ty BMS tổng số tiền là hơn 16,7 tỷ đồng (cao hơn gấp đôi số tiền Công ty BMS nhập thiết bị). Đối với hệ thống robot Mako, từ ngày 27/2/2017 đến tháng 4/2019, Bệnh viện Bạch Mai đã phẫu thuật khớp cho 55 bệnh nhân với tổng chi phí hơn 2,2 tỷ đồng. Đặc biệt, quá trình điều tra, cơ quan Công an đã làm rõ bị can Tuấn đã nhiều lần biếu tiền, USD trị giá hơn 300 triệu đồng cho Nguyễn Quốc Anh và 150 triệu đồng ông Nguyễn Ngọc Hiền.

 

Đại tá Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu khẳng định, cần phải nhìn nhận việc triển khai đề án xã hội hóa ở Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2007 đến nay là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, là giải pháp đầu tư phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng lực khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách. Tuy nhiên, qua điều tra, trong số 25 hệ thống đang hoạt động (10 đề án đã thanh lý hợp đồng) với tổng doanh thu hơn 2.560 tỷ đồng, các hệ thống máy đưa vào liên doanh, liên kết với bệnh viện đều có dấu hiệu vi phạm: Vi phạm từ khâu lập đề án, đấu thầu, thẩm định giá, xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh, thu chi tài chính; việc các doanh nghiệp nâng giá cao.

 

Việc nâng "khống" như trên không chỉ nhằm tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh (giá khám chữa bệnh được hình thành ở một số chi phí nhưng chủ yếu dựa trên tổng mức đầu tư), tăng thời gian sử dụng máy lên nhiều năm mà còn tăng khấu hao gấp nhiều lần, gây thiệt hại cho người bệnh, quỹ Bảo hiểm xã hội và tài sản của bệnh viện. Xử lý hai vụ án tại CDC Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai đã tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực, là hồi chuông cảnh tỉnh các cá nhân, doanh nghiệp câu kết kiếm tiền bất chính trên nỗi đau của bệnh nhân.

 

Qua đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện công lập trên cả nước khẩn trương rà soát các đề án xã hội hóa và giảm giá các dịch vụ khám chữa bệnh. Điển hình như Bệnh viện Bạch Mai đã giảm 18 dịch vụ khám chữa bệnh về bằng mức mà Bảo hiểm xã hội chi trả, từ đó đem lại lợi ích rất lớn cho bệnh nhân.

 

Chọn đúng khâu đột phá để "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, lĩnh vực"
Chỉ đạo công tác điều tra án tham nhũng tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng ngày 30/12/2020, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an lưu ý các cơ quan điều tra trong CAND phải tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, nhất là sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; tiếp tục quán triệt quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", dù bất kể người đó là ai.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26 của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Bí thư về sự lãnh đạo của Đảng trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc liên quan đến cán bộ, đảng viên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản trong phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm tham nhũng, tạo chuyển biến mạnh hơn đối với công tác phát hiện, điều tra án tham nhũng tại các địa phương, không để xảy ra tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Qua công tác điều tra, phát hiện kiến nghị khắc phục những sơ hở, thiếu sót, không để tội phạm lợi dụng, đồng thời chọn đúng khâu đột phá để điều tra, xử lý góp phần răn đe, cảnh tỉnh.
"Xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực để không phải xử lý nhiều cán bộ, đảng viên. Đây là mục tiêu rất nhân văn của công tác điều tra" - Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
 
(Theo cand.com.vn) Duy Hiển - Anh Hiếu - Quỳnh Vinh

 


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Tổ chức áp giải người bị kết án phạt tù đi chấp hành án
Tạm giữ đối tượng có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Triển khai phương án đảm bảo an ninh, trật tự “Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya”
Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn nhằm giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy
Tăng cường quản lý, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khoáng sản
An Giang: Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia
Tạm giữ đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại phòng trọ
Tạm giữ đối tượng trộm cắp tài sản
Vận động người lầm lỡ từ bỏ “Tin lành Đêga” trở về sinh hoạt tôn giáo được Nhà nước công nhận
Trộm cắp bò, 01 đối tượng lãnh án
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
RƠ MAH HÙNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0020404414
Đang online: 693
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014