Thứ 5, Ngày 28 Tháng 3 Năm 2024
F0 - Chuyện người trong cuộc - Kỳ 1: Khi gia đình có người nhiễm Covid-19
Ngày cập nhật: 29/11/2021 06:20:54 | Lượt xem: 292.0 | |
Không ai muốn trở thành F0, nhưng tôi mong những trải nghiệm khi chiến đấu với Covid-19 của gia đình mình đến bạn đọc để chia sẻ kinh nghiệm giúp mọi người thấy sự quan trọng của việc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, người dân cần thực hiện nghiêm quy định phòng-chống dịch, bởi có thể vô tình bạn sẽ trở thành F0, nếu chủ quan...

Chủ động phòng tránh dịch Covid-19 là yêu cầu bắt buộc, và khi gia đình có F0 thì sự lo lắng là khó tránh khỏi. Và, tôi đã trải qua những ngày khó khăn như thế…

Trắng đêm lo lắng 

Vừa đi công tác về, chiều 26-10, tôi nhận được điện thoại của vợ báo là test nhanh 2 lần có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Nghe tin mà tay chân tôi bủn rủn, lo lắng. Sống cùng nhà, khả năng lây bệnh cho tôi và con gái mới 11 tuổi rất cao. Song, để tự trấn an, việc đầu tiên là tôi động viên vợ giữ bình tĩnh, thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế, cách ly tại phòng đệm của Trạm Y tế phường để chờ kết quả xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR.

Tiếp theo, tôi tự vạch cho mình những việc cần làm. Đầu tiên, gọi điện thoại thông báo với lãnh đạo cơ quan và những người mình từng tiếp xúc để hạn chế tiếp xúc với người khác. Sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo cơ quan đã động viên, yêu cầu tôi thực hiện việc khai báo y tế và gửi 2 bộ test nhanh để tôi tự kiểm tra cho mình và con gái. Dù rất lo lắng nhưng tôi vẫn cố trấn tĩnh để thực hiện việc kiểm tra nhanh và kết quả cả 2 bố con đều âm tính. Đây là điều mà tôi mừng nhất trong khoảnh khắc khó khăn ấy. Mọi người đều gọi điện động viên đến gia đình tôi.

20 giờ cùng ngày, hẻm 318, đường Trường Chinh (TP. Pleiku)-nơi tôi ở bị phong tỏa, nhà bạt được dựng lên để lực lượng chức năng trực chốt. Trời bắt đầu mưa nặng hạt, đứng trong nhà nhìn ra chỉ thấy bóng dáng của những cán bộ y tế trong bộ đồ bảo hộ di chuyển lấy mẫu và truy vết. Một chiếc xe cứu thương chớp đèn thường trực phía đầu ngõ. Bầu không khí trở nên nặng nề.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người trong khu cách ly. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người trong khu cách ly. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Các nhân viên y tế đến nhà tôi lấy mẫu cho 2 bố con để tiến hành xét nghiệm. Khi điện thoại tham vấn các bác sĩ, nhiều người khuyên tôi bình tĩnh nhưng cũng không quên khẳng định: “Nếu vợ test nhanh 2 lần dương tính thì khả năng khi làm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR dương tính là rất cao. Chính vì thế, việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết sẵn sàng đi cách ly tập trung là đương nhiên”.

Đêm về khuya, điện thoại của tôi liên tục đổ chuông, ngoài những cuộc gọi của bạn bè, đồng nghiệp động viên, chia sẻ là những cuộc gọi của nhân viên y tế và lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ truy vết. Tôi bình tĩnh nhớ lại lịch trình tiếp xúc của mình để cung cấp cho lực lượng chức năng. Sau khi khai báo lịch sử tiếp xúc, tôi tranh thủ nhắn tin, gọi điện hỏi thông tin từ lực lượng y tế và các bác sĩ quen biết để nhờ tư vấn. Đêm đầu tiên nhà có F0, tôi thức trắng, vừa lo lắng, vừa hồi hộp hy vọng một phép màu sẽ đến với gia đình.

Với tôi, khi đi cách ly điều quan trọng là cần lạc quan, nhìn nhận sự việc theo góc độ tích cực là phòng bệnh cho mình và mọi người. Hơn nữa, cần phải hiểu rằng, mình mới chỉ là đối tượng nguy cơ chứ chưa phải người nhiễm bệnh. Mà nếu nhiễm bệnh thì chúng ta đi bệnh viện điều trị, chính vì thế, cần giữ tinh thần lạc quan, chủ động phòng bệnh.

Sáng sớm 27-10, mặc dù còn chút hy vọng là kết quả xét nghiệm lại của vợ tôi sẽ âm tính, nhưng nhìn chiếc xe cứu thương của lực lượng y tế chạy dọc con hẻm, thông báo cho mọi người tập trung để lấy mẫu xét nghiệm thì tôi cũng mường tượng rằng vợ mình đã trở thành... F0. Và đương nhiên, bố con tôi trở thành F1. Con hẻm nơi tôi ở chỉ gần 40 hộ dân với xấp xỉ 200 khẩu, nhưng ai cũng lo lắng vì có thể dịch bệnh đã lây lan đến nhà. Họ nhanh chóng ra khỏi nhà để lấy mẫu với tâm trạng bất an. Những người đi ngang nhà nhìn vào gia đình tôi vừa chia sẻ nhưng cũng không ít ánh mắt dị nghị. Khoảng 8 giờ 30 phút, tôi nhận điện thoại từ cán bộ y tế phường thông báo chuẩn bị đồ đạc đi cách ly tập trung. Vừa gọi điện thoại động viên vợ, tôi vừa trò chuyện với con gái để cháu xác định tâm lý và báo cho cô giáo chủ nhiệm xin nghỉ học trực tuyến buổi sáng. Tôi dặn con luôn đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối và sát khuẩn. “Hai bố con mình đi cách ly coi như là đi nghỉ ngơi mấy ngày”-tôi động viên con. Dù trẻ nhỏ, nhưng có vẻ cháu cũng hiểu ra tình cảnh của mình. Nhìn ánh mắt đượm buồn và lo lắng của con, lòng tôi như trĩu nặng. Bản thân tôi may mắn đã được tiêm 2 mũi vắc xin nên phần nào yên tâm, nhưng điều mà tôi lo nhất lúc này là khả năng con gái sẽ nhiễm bệnh.

Hành trình chuẩn bị đi cách ly

Trở thành F0 hay F1 là điều không ai mong muốn, nhưng thực sự nó đã đến với gia đình tôi. Việc trước mắt là tôi xếp đồ đạc cho vợ đi điều trị, tôi và con gái đi cách ly. Tôi lấy giấy, bút ghi những đồ đạc cần chuẩn bị vì lúc này đang rối nên có thể quên nhiều thứ, khi ấy nhà bị phong tỏa sẽ không ai lấy giúp mình. 3 chiếc va ly chứa đầy đồ đạc, gồm: quần áo, thuốc, vitamin, bình siêu tốc, ly uống nước, khăn lau, sạc pin, điện thoại, nước muối, nước sát khuẩn... Tôi cũng chuẩn bị máy đo nồng độ oxy trong máu, máy đo thân nhiệt và một số loại thuốc hạ sốt, đau bụng.

Những đứa trẻ học trực tuyến trong khu cách ly. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Những đứa trẻ trong khu cách ly tham gia học trực tuyến. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Đi cách ly là chuyện cực chẳng đã, đặc biệt, với con gái đang học lớp 5, tôi phải chuẩn bị máy tính, thiết bị kết nối 4G, sách vở, đồ dùng học tập và một số đồ ăn để con không bỏ lỡ việc học online. Sau này, tôi mới hiểu, dù khi đến khu cách ly đã được cung cấp túi đồ dùng thiết yếu như xà bông, kem đánh răng... nhưng việc tự chuẩn bị trước vẫn rất quan trọng, vì trong khu cách ly đông người, đôi lúc chưa thể nhận được hỗ trợ từ bộ phận chăm sóc.

Tôi luôn xác định việc cách ly là cần thiết cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Bản thân tôi xem đây là khoảng thời gian sống chậm lại, bớt lo nghĩ về nhiều thứ. Nếu bạn không may phải đi cách ly có thể mang theo điện thoại, sạc pin dự phòng, vài cuốn sách để lúc rảnh rỗi xem phim, đọc sách. Qua việc chuẩn bị hành trang và sống trong khu cách ly, tôi nhận ra rằng, trẻ em 5-15 tuổi, người già, người mắc bệnh mạn tính cần mang theo sữa, thuốc điều trị và các thực phẩm theo chế độ dinh dưỡng riêng.

Người đi cách ly cần mang theo máy đo nồng độ oxy trong máu. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người đi cách ly tập trung cần mang theo máy đo nồng độ oxy trong máu. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Nhiều bác sĩ điều trị Covid-19 khuyên tôi nên mang bình xông và sả, riềng, gừng hoặc các loại nước có tinh dầu để tiến hành xông mũi và họng thường xuyên. Đến bây giờ, chưa có một nghiên cứu nào về tác dụng của việc sử dụng các loại lá, hoặc tinh dầu để xông họng, mũi trong việc hỗ trợ chữa trị Covid-19. Tuy nhiên, nếu bạn trở thành F0, F1 thì nên mang theo và thực hiện vì có thể giảm ngạt mũi, giúp thông họng, nó còn là một liệu pháp tâm lý cho chúng ta yên tâm hơn trong khi điều trị hoặc cách ly.

(Theo Baogialai) VĨNH HOÀNG


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Giám đốc Công an tỉnh tặng quà cho 3 trường học của huyện Chư Prông
Phú Thiện khánh thành, bàn giao Thư viện thân thiện
Thầy giáo dạy nghề có nhiều sáng kiến
Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021-2030
Gia Lai: 200 giáo viên Tiếng Anh được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Tổng kết 10 năm thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo
Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh người dân tộc thiểu số ở Gia Lai
Trường Cao đẳng Nghề số 21: Địa chỉ tin cậy của học viên
Gia Lai: 400 học sinh dự ngoại khóa tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
ĐẶNG THỊ LAN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0014968692
Đang online: 120
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014