Thứ 6, Ngày 1 Tháng 11 Năm 2024 |
Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giớ. Ảnh minh họa
|
Trong đó, Nghị định quy định, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30 triệu đồng.
Nghị định áp dụng mức phạt khác nhau đối với các hành vi vi phạm khác nhau trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Định kiến giới trong bổ nhiệm bị phạt tới 10 triệu đồng
Cụ thể, Nghị định quy định phạt từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp vì định kiến giới; xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
Hành vi xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Không thực hiện việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới bị phạt từ 7-10 triệu đồng.
Mức phạt tiền từ 10-15 triệu đồng áp dụng đối với hành vi: Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên gia đình do giới tính bị phạt tới 5 triệu đồng
Trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình, Nghị định quy định đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
Hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính bị phạt từ 7-10 triệu đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân.
Nghị định số 125/2021/NĐ-CP
Vũ Phương Nhi
Theo Chinhphu.vn
Tags: |
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT |
THÔNG TIN CẢI CÁCH |
Tổng lượt truy cập: | 0020406494 |
Đang online: | 621 |
Đánh giá Website: |
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP | ||||
|
||||