Thứ 6, Ngày 19 Tháng 4 Năm 2024
Phát triển dịch vụ, tiện ích cho mục tiêu “công dân số” (kỳ 2)
Ngày cập nhật: 05/05/2023 03:00:55 | Lượt xem: 46.0 | |
Với CCCD gắn chip, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để người dân trở thành “công dân số”. Muốn vậy, trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD gắn chip do Bộ Công an tạo lập, cung cấp, duy trì, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần đảm bảo yếu tố pháp lý, số hóa những dữ liệu chuyên ngành, đầu tư hạ tầng, đồng thời kết nối, gia tăng các dịch vụ công trực tuyến để tạo nên giá trị thực, giá trị mới.

Kết nối dữ liệu tạo lập những giá trị mới

Tấm thẻ CCCD gắn chip thực sự có hiệu quả khi được tích hợp, kết nối dữ liệu của các bộ, ngành, phát triển những dịch vụ công trực tuyến, liên thông. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết: Tính đến ngày 21/4/2023, toàn quốc đã thu nhận hơn 26 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử (tăng hơn 2 triệu hồ sơ so với tháng 3/2023), trong đó phê duyệt 23.747.128 hồ sơ, đạt 91% so với tổng số hồ sơ được thu nhận. Có gần 9 triệu tài khoản kích hoạt, tăng gần 2,5 triệu tài khoản so với tháng 3 liền kề. Đã có 276.359 lượt khai báo thông tin lưu trú từ 51.211 công dân qua app VNEID. Đáng chú ý, Bộ Công an đã cấp hơn 80 triệu thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân. Nền tảng CCCD gắn chip được ứng dụng trên các lĩnh vực, tạo ra kết quả nổi bật, giá trị thực và tác động lớn tới kinh tế - xã hội.

Thống kê của Tổ công tác thực hiện Đề án 06 Chính phủ cho thấy, đã có 12.401/13.068 cơ sở khám chữa bệnh triển khai bằng CCCD gắn chip tích hợp bảo hiểm y tế (đạt 94,89%, tăng 32 cơ sở so với tháng 3/2023) với gần 35 triệu công dân sử dụng CCCD đi khám, chữa bệnh. Thanh Hóa là địa phương có số lượng công dân sử dụng thẻ CCCD đi khám chữa bệnh nhiều nhất với hơn 4 triệu công dân. Trên lĩnh vực bảo hiểm, từ CCCD gắn chip, đã triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ CCCD gắn chip tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Phát triển dịch vụ, tiện ích cho mục tiêu “công dân số” (kỳ 2) -0
Việc ứng dụng CCCD gắn chip góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội trên cả nước.

Trước đây, cán bộ y tế cơ sở phải tự xác thực CCCD và thẻ bảo hiểm y tế bằng mắt thường khi đón tiếp bệnh nhân theo quy trình 4 bước gồm: Lấy số thứ tự bằng CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, VssID, VNEID, qua bộ phận hướng dẫn để thông tin thủ tục, đến bộ phận tiếp đón để xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, xuất trình CCCD để cán bộ kiểm tra, phân luồng vào khám, chữa bệnh. Qua quá trình thí điểm, quy trình 4 bước đã rút gọn xuống còn 2 bước do kết hợp sinh trắc và tra cứu thẻ bảo hiểm y tế, phân luồng vào khám chữa bệnh ngay từ đầu. Thời gian trung bình xác thực từ 6-13 giây/lượt thực hiện. Từ ngày 5/4-19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình và Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới đã có gần 6000 người dân thực hiện sinh trắc khi đi khám chữa bệnh, đạt tỷ lệ 85,6%.

Với CCCD gắn chip, còn được các bộ, ngành triển khai công nghệ sinh trắc học trên thẻ CCCD trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Lấy ví dụ tại tỉnh Bình Dương, qua thời gian thực hiện thí điểm, bảo hiểm xã hội của tỉnh đã thực hiện sinh trắc học cho trên 13.000 người đến nộp hồ sơ, qua đó hiện 3 trường hợp nghi ngờ sử dụng thẻ CCCD giả để làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trên toàn quốc, có gần 250 xã hoàn thành cấp 100% CCCD cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn. Thẻ CCCD gắn chip còn được Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm, ưu tiên phục vụ những học sinh trong độ tuổi tham dự các kỳ thi tốt nghiệp THPT, THCS. Tính đến 21/4, đã cấp CCCD cho gần 6 triệu trường hợp, đạt tỷ lệ gần 98%. Có gần 1 triệu thí sinh đã được rà soát, cập nhật lịch sử cư trú.

Bộ Công an đã hoàn thiện phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép các địa phương tự trích xuất dữ liệu cấp CCCD, cập nhật lịch sử thường trú trên phần mềm để chủ động rà soát, đôn đốc Công an cấp quận, xã tiến hành rà soát, thu nhận hồ sơ về cấp CCCD và cập nhật lịch sử thường trú, phục vụ cho các kỳ thi của học sinh.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, trong năm 2022, chỉ tính riêng việc học sinh đăng ký thi trực tuyến, không phải nộp ảnh, in ấn hồ sơ… đã tiết kiệm hàng chục tỷ đồng. Với CCCD tiếp tục được cấp cho học sinh, dữ liệu kết nối, đồng bộ, kỳ thi năm 2023 sẽ tiếp tục tạo nên những giá trị mới phục vụ không chỉ cho thí sinh thi đại học, gia đình, mà còn cả xã hội…

Phát triển những dịch vụ số

Ngày 28/3, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì phiên họp giao ban Tổ công tác thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Bên cạnh những nhiệm vụ cụ thể đã giao cho từng bộ, ngành, địa phương, Bộ trưởng Tô Lâm còn có Thư gửi 6 đồng chí Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Y tế, Lao động, Thương binh và Xã hội đôn đốc các nhiệm vụ chậm muộn, nguy cơ chậm muộn theo lộ trình tại Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an không chỉ tổ chức Hội nghị trực tuyến với Công an 14 đơn vị, địa phương đánh giá sự chuyển biến về công tác đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và vai trò thường trực 3 cấp của lực lượng CAND, mà còn làm việc trực tiếp với Bộ Tư pháp để họp bàn, tháo gỡ vướng mắc trong vấn đề pháp lý, thống nhất triển khai kế hoạch chuyên đề về xây dựng pháp luật. Với 10 khó khăn, vướng mắc và 3 kiến nghị đề xuất của các địa phương đã được Bộ Công an gửi tới các bộ, ngành để giải đáp, từ đó phá bỏ những lực cản để phát triển những dịch vụ số, thực hiện hiệu quả những dịch vụ công trực tuyến, liên thông ở cơ sở, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Nói về “chìa khóa” CCCD gắn chip cũng như mối liên hệ với các dịch vụ công trực tuyến, liên thông trên hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết: Khi dữ liệu được đồng bộ, kết nối sẽ tạo ra giá trị rất lớn cho xã hội. Năm 2023 được Chính phủ xác định là năm tạo lập, kết nối dữ liệu, từ đó tạo ra giá trị mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng công dân số, xã hội số, Chính phủ số. Việc Công an tỉnh Hà Nam là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành mục tiêu phủ sóng CCCD gắn chíp có vai trò, ý nghĩa lớn nhằm thúc đẩy các địa phương khác cũng sớm hoàn thành chỉ tiêu trên.

Câu chuyện “phủ sóng” CCCD của tỉnh Hà Nam, nhất là những tiện ích từ tấm thẻ này mang lại, cũng đặt ra bài toán các địa phương nói chung và bộ, ngành nói riêng cần sớm hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 mà Thủ tướng Chính phủ đã giao rất cụ thể. CCCD gắn chip chỉ phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả khi được kết nối với dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, những dịch vụ công trực tuyến liên thông được bộ, ngành, địa phương phát triển, đẩy mạnh.

Thống kê của đại diện Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cho thấy, tính tới ngày 21/4/2023, có 189.323.177 hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý trên cổng dịch vụ công quốc gia (tăng 4.937.091 hồ sơ so với tháng 3/2023). Trong đó có 11.511.903 hồ sơ trực tuyến (tăng 11.178.278 hồ sơ so với tháng 3 liền kề trước đó). Bộ Công an đã tích hợp VNEID trên cổng dịch vụ công quốc gia, đến ngày 21/4 đã có 585.008 tài khoản định danh điện tử đăng nhập trên cổng dịch vụ công quốc gia (tăng 164.605 tài khoản đăng nhập so với tháng 3/2023) với gần 2 triệu lượt đăng nhập. Đối với 25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử một số dịch vụ có tỷ lệ trực tuyến cao như: Thông báo lưu trú (đạt tới gần 99%), cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông (đạt gần 88,5%). Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi, và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đạt gần 95%. Về 2 dịch vụ công liên thông, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 2084 ngày 30/3/2023 thực hiện Quy trình liên thông điện tử đối với 2 nhóm thủ tục hành chính thiết yếu tại Đề án 06. Bộ Tư pháp đã nâng cấp, bổ sung tính năng tạo lập bản điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử của phần mềm, đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, có thể trả kết quả cho phần mềm dịch vụ công liên thông.

Ngày 17/4/2023, đã triển khai thí điểm cấp bản điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử tại TP Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Sau hơn 1 ngày triển khai thí điểm đã có 223 hồ sơ đăng ký khai sinh, 31 hồ sơ đăng ký khai tử tại 2 địa phương trên. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Công an hoàn thành xác thực hơn 25/51 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Những kết quả sơ lược trên phần nào khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của tấm thẻ vạn năng CCCD trong tay người dân. Và muốn phát huy tiện ích, kết quả trên, song song với dữ liệu kết nối, đồng bộ thì yếu tố hạ tầng phải được các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, đầu tư, nâng cấp, đáp ứng được yêu cầu số hóa trong giai đoạn, tình hình mới.

Theo cand.com.vn

 


  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Đẩy mạnh chuyển đổi số công tác giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân
Sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản hiện nay
Đề án 06 là một trong những điểm sáng của chuyển đổi số trong 2 năm qua
Giấy ra viện có được ký điện tử?
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Công an nhân dân
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
Gia Lai: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho 76 cán bộ nữ vùng dân tộc thiểu số
Phú Thiện: Truyền thông kết nối mạng xã hội an toàn cho hội viên phụ nữ
Tags:
 
 
 
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Xin vui lòng nhập họ và tên.
Xin vui lòng nhập địa chỉ email.
Nội dung Xin vui lòng nhập nội dung bình luận.
Mã xác nhận(*) ImageCaptcha ReCaptcha
  Xin vui lòng nhập mã xác nhận
Mã xác nhận không hợp lệ
 
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT
THÔNG TIN CẢI CÁCH
BÙI VĂN TUẤN
Năm sinh:

Tội danh:
- Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản
DƯƠNG ANH SỸ
Năm sinh:

Tội danh:
- Đánh bạc
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Trộm cắp tài sản
HOÀNG VĂN HẢI
Năm sinh:

Tội danh:
- Giết người
NGUYỄN KHẮC HY
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
TRẦN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
HOÀNG MINH NGUYÊN
Năm sinh:

Tội danh:
- Cưỡng đoạt tài sản
LƯƠNG THÀNH TRUNG
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
LƯƠNG KHÁNH TOÀN
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
ĐINH XUÂN THÀNH
Năm sinh:

Tội danh:
- Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 0015371447
Đang online: 126
Đánh giá Website:
Liên kết Website
Ý kiến của bạn
Bạn thấy bố cục trang web như thế nào?
  •   Đẹp
  •   Không đẹp
  •   Bình thường
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP
 
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE | TIẾNG ANH | ĐẶT LÀM TRANG CHỦ   Về đầu trang  
Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 267A Trần Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chung nhan Tin Nhiem Mang Chịu trách nhiệm nội dung: Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 8/1/2014