Thứ 5, Ngày 21 Tháng 11 Năm 2024 |
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện cao điểm “50 ngày, đêm” tuyên truyền cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 01/9/2023 đến hết ngày 20/10/2023, huy động tối đa các lực lượng, phương tiện thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm dữ liệu dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ cho việc kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai cung cấp các dịch vụ công thiết yếu trên môi trường điện tử; tiếp tục rà soát, thực hiện cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn gắn với cấp tài khoản định danh điện tử. Tính đến hết ngày 10/11/2023, Công an tỉnh Gia Lai đã thực hiện đăng ký, kích hoạt thành công cho 621.290 tài khoản định danh điện tử (mức độ 1 là 70.362, mức độ 2 là 550.928, đạt 90,83%) cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền tại Trường THCS Phạm Hồng Thái, thành phố Pleiku. Ảnh: Phương Thanh
|
Ứng dụng VNeID được biết đến như một ví điện tử giúp tích hợp và hiển thị các giấy tờ cá nhân, hướng tới thay thế giấy tờ vật lý. Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng kể từ ngày 01/01/2023, ứng dụng VNeID được biết đến là một trong các phương thức chứng minh thông tin công dân thay thế cho sổ hộ khẩu. Bộ Công an đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội, Cục hàng không và các đơn vị liên quan tích hợp thông tin thẻ Bảo hiểm y tế để tạo thuận lợi trong khám chữa bệnh cho người dân, triển khai ứng dụng xác thực tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho hành khách tại các Cảng hàng không đối với chuyến bay nội địa.
Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành hướng tới ứng dụng tài khoản định danh điện tử trong mọi mặt đời sống xã hội: sử dụng thông tin giấy phép lái xe, đăng ký xe tham gia giao thông; sử dụng thông tin thẻ căn cước công dân trong các giao dịch ngân hàng... đồng thời phát triển thêm các tính năng, tiện ích đáp ứng nhu cầu của người dân. Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ mang theo.
Hiện nay, đa phần người dân chưa hiểu rõ các tính năng và tiện ích của ứng dụng VNeID mang lại; trình độ sử dụng thiết bị công nghệ thông tin còn hạn chế, thao tác chưa thành thạo hoặc không sử dụng điện thoại thông minh, nhất là các địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng đông người dân tộc thiểu số sinh sống; thói quen dùng giấy tờ trong giao dịch hành chính... Vì vậy, để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của Đề án 06, những tiện ích của các ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến mang lại, Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ công dân cài đặt, đăng ký, kích hoạt và sử dụng VNeID theo phương pháp “đi từng ngõ, gõ từng nhà, ra từng đối tượng, hỗ trợ từng người dân” để đảm bảo 100% người dân được tiếp cận sử dụng.
Thực hiện cài đặt, kích hoạt mã định danh điện tử mức 2 cho công dân. Ảnh: Phương Thanh
|
Trong đợt cao điểm “50 ngày, đêm”, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH đã không quản ngày đêm, làm việc thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, bố trí lực lượng, phương tiện cấp căn cước công dân và định danh điện tử tại trụ sở đơn vị, đồng thời thành lập các tổ lưu động hỗ trợ cấp tài khoản định danh điện tử cho Công an các xã, phường thuộc thành phố Pleiku để cấp tài khoản cho sinh viên, học sinh, người dân đi làm ăn xa về nghỉ lễ; tổ chức tuyên truyền lợi ích của căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử và ứng dụng VNeID, hướng dẫn thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đến 2.400 cán bộ, giáo viên, học sinh tại 02 trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, xác định đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các sở, ban ngành, địa phương đóng vai trò là lực lượng nòng cốt, tiên phong đi đầu trong việc đăng ký tài khoản định danh điện tử, để người dân làm theo, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH đã tham gia truyền đạt chuyên đề “Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh, xác thực điện tử chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh, trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai” tại Hội nghị tập huấn về Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin thuộc Tiểu dự án 2 – Dự án 10 – Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở các xã, cán bộ tổ chức, đoàn thể ở thôn, làng, trưởng phó thôn làng; người có uy tín, người đồng bào dân tộc thiểu số.
Thời gian tới, để người dân tiếp cận và sử dụng một cách thành thạo và có hiệu quả ứng dụng VNeID, Công an tỉnh có những giải pháp và định hướng như: Thành lập các tổ hướng dẫn, tuyên truyền người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đăng ký tài khoản định danh điện tử và cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID tại các thôn làng, tổ dân phố, các địa điểm đông người như quảng trường, trung tâm thương mại, siêu thị để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân trong đó có sự tham gia vào cuộc của cấp ủy địa phương, lực lượng vũ trang, các ban ngành, đoàn thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội Zalo, Facebook về mục đích, ý nghĩa, nội dung, quy trình, những lợi ích thiết thực của việc đăng ký, sử dụng tài khoản định danh điện tử để người dân nâng cao nhận thức, đồng hành trong việc đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID.
Phương Thanh
Tags: |
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT |
THÔNG TIN CẢI CÁCH |
Tổng lượt truy cập: | 0020633260 |
Đang online: | 140 |
Đánh giá Website: |
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP | ||||
|
||||