Thứ 6, Ngày 1 Tháng 11 Năm 2024 |
Ảnh minh họa.
|
Nguồn gốc ra đời
Ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Đây là một trong những pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta, thể hiện được tầm quan trọng của công tác PCCC. Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy và chữa cháy. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 04/10 hàng năm là "Ngày toàn dân PCCC”.
Năm 2013, sau 12 năm thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Ý nghĩa “Ngày toàn dân PCCC 04/10”
Toàn dân phòng cháy và chữa cháy là hoạt động của đông đảo quần chúng Nhân dân có sự lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm thực hiện các hoạt động PCCC, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy. Đó cũng chính là ý nghĩa ngày PCCC 04/10.
Xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC là một biện pháp thường xuyên và lâu dài, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quản lý công tác PCCC. Để nâng cao hiệu quả của công tác PCCC, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH sẽ tổ chức vận động quần chúng.
Ngoài ra, cũng cần phải căn cứ vào tính chất đặc điểm của cháy, nổ của từng địa bàn, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cũng như trình độ nhận thức của quần chúng Nhân dân ở mỗi khu vực để có hình thức, biện pháp tổ chức vận động sao cho phù hợp./.
Ban Biên tập
Tags: |
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT |
THÔNG TIN CẢI CÁCH |
Tổng lượt truy cập: | 0020408101 |
Đang online: | 319 |
Đánh giá Website: |
PHÁP CHẾ, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP | ||||
|
||||